Hạn hán và sa mạc hóa là một trong những loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta, đặc biệt là khu vực duyên hải miền Trung và khu vực Nam Trung Bộ, mức độ gây thiệt hại chỉ đứng thứ 3 sau lũ, bão. Trong khi công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tập trung chủ yếu vào công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, thì các hoạt động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai khác như hạn hán và sa mạc hóa còn ở mức ứng phó thụ động. Vì vậy, việc chú trọng hơn tới công tác phòng chống và quản lý hạn hán, sa mạc hóa là rất quan trọng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, các nhà khoa học Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đề xuất xây dựng hệ thống quản lý hạn hán và sa mạc hóa ở Việt Nam.
Hạn hán, sa mạc hóa ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 1960 đến nay số năm bị hạn hán là 36 năm, chiếm 75%, với mức độ hạn hán khác nhau (hạn vụ đông xuân 13 năm, vụ mùa 11 năm, vụ hè thu 12 năm). Trong khoảng thời gian 15 năm gần đây, tình hình hạn hán nước ta xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, trong đó có thể thống kê những đợt hạn hán nặng như hạn hán xảy ra ở Bắc và Trung bộ (1993), ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (2004)… Tình hình hạn hán vẫn diễn biến rất phức tạp tại khu vực đồng bằng sông Hồng (2009-2010), tổng lượng mưa tháng 1/2010 chỉ đạt 85% lượng mưa trung bình nhiều năm, mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội chỉ đạt 0,10 m vào ngày 21/02/2010, nhiều hồ thuỷ điện trữ nước ở mức thấp hơn nhiều so với thiết kế như Hoà Bình 94%, Thác Bà 61%, Tuyên Quang 61%.
Ðất sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) ở Việt Nam không tập trung thành hoang mạc rộng hàng trăm nghìn ha như một số quốc gia khác, mà phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái. Trên 90% diện tích đất đang chịu tác động của hoang mạc hóa là các khu vực đất trống, đồi trọc bị thoái hóa mạnh, đất đá ong hóa do tình trạng phá rừng và sử dụng đất không hợp lý trong thời gian dài. Phần còn lại là các khu vực đụn cát, bãi cát di động tại các tỉnh ven biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Tại đây đã xuất hiện những vùng sa mạc thực thụ (hoang mạc cát) như: Tuy Phong, Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận); Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).
Thực trạng quản lý hạn hán, sa mạc hóa (hoang mạc hóa)
Năm 1998, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam đã thông qua và tham gia vào công ước quốc tế về phòng chống sa mạc hoá và trở thành thành viên thứ 134 của tổ chức này. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban điều phối quốc gia thực hiện công ước chống sa mạc hoá của Liên Hiệp quốc, do Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban. Song vấn đề quản lý hạn hán, sa mạc hóa (hoang mạc hóa) còn chưa được cụ thể hóa thành các thể chế, chính sách đối với vùng sinh thái đặc thù hoang mạc hóa, đồng thời chưa có công cụ mạnh ngăn ngừa sự lan tỏa sa mạc hóa. Trong đó, một chu trình quản lý thiên tai (bao gồm quản lý rủi ro và quản lý sự cố) mà nhiều nước đã áp dụng có hiệu quả trong việc giảm thiểu hạn hán và sa mạc hóa, ở nước ta còn chưa được sử dụng. Do đó, để quản lý hạn hán và sa mạc hóa ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam có hiệu quả cần củng cố xây dựng hệ thống tổ chức quản lý hạn hán và sa mạc hóa và thực hiện theo chu trình quản lý thiên tai.
Các nhà khoa học Viện Địa lý đã tham khảo chu trình quản lý thiên tai của Hoa Kỳ và đề xuất đưa chu trình này vào ứng dụng tại Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. <_st13a_place w:st="on">Chu trình quản lý thiên tai bao gồm hai giai đoạn chính là giai đoạn quản lý rủi ro và giai đoạn quản lý sự cố. Các hoạt động trong giai đoạn quản lý rủi ro đều mang tính phòng hạn và giảm nhẹ tác động do hạn hán trong khi các hoạt động trong giai đoạn quản lý sự cố mang tính ứng phó và khắc phục những tác động do hạn hán gây ra.
Củng cố xây dựng hệ thống tổ chức quản lý hạn hán và sa mạc
Trên cơ sở nhu cầu thực tế của công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, các nhà nghiên cứu Viện Địa lý (Viện KH&CN Việt Nam) đề xuất những giải pháp nhằm kiện toàn hệ thống phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó đặc biệt chú trọng công tác quản lý hạn hán và sa mạc hóa trong chiến lược phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu ở các cấp trung ương và địa phương.
Đối với cấp trung ương, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai được nâng cấp thành Uỷ ban quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai do một Phó thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Giúp việc cho Uỷ ban quốc gia là Văn phòng Uỷ ban quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và các tiểu ban.
Đối với cấp địa phương, tại cấp tỉnh thành lập một Ban chỉ đạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai duy nhất. Tại các Sở, ngành khác, theo chức năng nhiệm vụ được giao sẽ thành lập các tổ thường trực công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Ở cấp huyện và xã sẽ thành lập Ban chỉ huy phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cấp xã, phường với quy mô gọn nhẹ, do Chủ tịch Huyện và Chủ tịch xã làm trưởng Ban, ở cấp huyện sẽ do phòng Nông nghiệp hoặc phòng kinh tế đảm nhiệm, tại cấp xã có cán bộ chuyên trách theo dõi.
Mặc dù công tác chỉ đạo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng còn nhiều điểm cần được điều chỉnh, và chú trọng hơn, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Vì vậy, các đề xuất của các nhà khoa học Viện Địa lý có thể được coi là đóng góp tích cực nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam nói chung, và công tác quản lý hạn hán và sa mạc hóa quốc gia nói riêng.