Lần đầu tiên khoa học Việt Nam phát hiện di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa

Anh Thư| 21/09/2018 11:07

KHPTO - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam vừa có thông báo kết quả khai quật sơ bộ bước đầu trong hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

Theo đó, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam đã phát hiện ra các di tích cư trú của người tiền sử trong các hang động núi lửa, bổ sung một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng mới của cư dân tiền sử ở vùng đất đỏ basalte Tây Nguyên Việt Nam.

Kết quả bước đầu của quá trình khai quật đã ghi nhận trong hang động núi lửa Krông Nô còn bảo lưu dấu tích văn hóa, mộ táng và các hoạt động sống của các bộ lạc thời tiền sử: sớm nhất có thể sơ kỳ Đá mới, tiếp sau là cư dân trung kỳ Đá mới cách đây khoảng 6.000 – 7.000 năm và cuối cùng con người rời hang vào Hậu kỳ Đá mới – sơ kỳ Kim khí cách đây khoảng 3.000 năm.

Báo cáo của chủ nhiệm đề tài trong khai quật sơ bộ bước đầu ở hang C6-1 có diện tích 6 m2 sâu 1,85 m gồm 8 lớp đất khác nhau và giữa các lớp đất này không có tầng ngăn cách, có liên hệ với nhau về đặc điểm công cụ và vết tích văn hóa khác. Nghiên cứu di chỉ hoạt động khai quật các di tích tiêu biểu trong hố khai quật gồm: 3 hố đất đen là di tích của các bếp lửa và rác bếp; 1 cấu trúc đá xếp hình tròn; 3 di tích mộ mai táng: mộ 1, mộ 2, mộ 3 nằm trong khoảng độ sâu 0,75 – 1,40 m; di vật gồm đá, đồ gốm, xương động vật, vỏ nhuyễn thể và thổ hoàng.

Nghiên cứu này đã đạt được các giá trị ban đầu và mở ra một hướng nghiên cứu mới cho ngành khảo cổ và nhân chủng học của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu tiên khoa học Việt Nam phát hiện di tích cư trú của người tiền sử trong hang động núi lửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO