Đại diện WB: Việt Nam còn dư địa để khai thác nhằm thúc đẩy tăng trưởng

PV| 15/03/2023 09:12

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) cho rằng Việt Nam còn dư địa để khai thác, tạo ra cơ hội phát triển chứ không như nhiều quốc gia khác.

Mới đây, Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam với chủ đề “Đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng” ngày 13/3.

Theo bố của WB, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt 8,0%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019, thời điểm trước khi xảy ra COVID-19. 

Sự tăng trưởng này do hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch COVID-19 và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu.

Tuy nhiên nền Kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 tới từ cả tác nhân trong và ngoài nền kinh tế. WB dự đoán GDP chỉ đạt mức tăng chậm 6,3%, thấp hơn kỳ vọng của Quốc hội là 6,5%. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ sẽ ở mức vừa phải khi các tác động cơ bản thấp từ hậu COVID-19 giảm dần. Động lực tăng trưởng chính sẽ là nhu cầu trong nước, có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát ước tính cao hơn (trung bình 4,5%) vào năm 2023. Đóng góp của xuất khẩu ròng được dự đoán sẽ không nhiều đến tăng trưởng GDP, nguyên vì nhu cầu toàn cầu yếu làm giảm số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu.

Cùng với đó, vụ việc ngân hàng SVB sụp đổ có thể gây ra những biến động cho thị trường tài chính và tiền tệ toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. 

"Việt Nam cần giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ", bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đưa ra khuyến nghị trước tình trạng các điều kiện tài chính toàn cầu có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính của Việt Nam.

Dù vậy, tín hiệu mừng là tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dần được dự đoán sẽ cải thiện vào quý 2/2023 và 2 năm tiếp theo (2024-2025) - mỗi năm tăng trưởng 6,5%. Đi cùng với tự tăng trưởng GDP là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 được dự đoán giảm dần 4,5% của năm 2023 xuống còn 3,5% vào năm 2024 và 3,0% vào năm 2025.

"Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, không như nhiều quốc gia khác. Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Đồng thời, chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế, và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô hiệu quả", bà Carolyn Turk, Giám đốc WB bày tỏ.

 Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long - Quảng Ninh. Ảnh: Đặng Hiếu/Đảng cộng sản Việt Nam

Với ngành dịch vụ - trụ cột nền kinh tế Việt Nam, ông Elwyn, chuyên gia kinh tế cao cấp từ Washington D.C, cho rằng nếu được tận dụng hợp lý, các ngành dịch vụ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng năng suất bền vững của Việt Nam và đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Ông Elwyn cũng đề xuất hành động ưu tiên để khai phá tiềm năng của khu vực dịch vụ nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Gồm:

Thứ nhất, xóa bỏ rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này và triển khai cải cách để đẩy mạnh cạnh tranh cũng như khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, tập trung vào các dịch vụ có thể thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa ở những ngành, lĩnh vực khác, cụ thể là lĩnh vực chế tạo chế biến.

Thứ ba, làm thế nào để khuyến khích đổi mới từng bước về sản phẩm và quy trình ở cấp độ doanh nghiệp và áp dụng các công nghệ hiện có, bao gồm cả công nghệ kỹ thuật số.

Thứ tư, làm thế nào để các chính sách có thể giúp tăng cường kỹ năng làm việc và năng lực của người lao động và người quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại diện WB: Việt Nam còn dư địa để khai thác nhằm thúc đẩy tăng trưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO