Cộng đồng

Ra mắt website của Ban liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam

Ngọc Duy 19/04/2024 - 17:44

Trang web nhằm giới thiệu các hoạt động của Ban Liên lạc đến các cựu cán bộ, đoàn viên thanh niên, người dân…

Sáng 19/4, Ban liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam, tổ chức chương trình: Ra mắt trang web Ban liên lạc, trang số hóa đường 1C và tọa đàm "Lan tỏa giá trị truyền thống đường 1C".

img_5217.jpg
TS Lê Hồng Liêm - Trưởng Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam, phát biểu tại chương trình.

Việc ra mắt trang web nhằm giới thiệu các hoạt động của Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam đến các cựu cán bộ, đoàn viên thanh niên, người dân, học sinh, sinh viên… Đồng thời, từng bước thực hiện số hóa các hoạt động của Đoàn theo định hướng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Trang web gồm có 7 nội dung, trong đó có 3 nội dung chính, gồm: Trang "Mãi mãi tuổi 20" khái quát hoạt động 6 năm của Ban liên lạc kể từ khi thành lập đến nay; Trang "Vẫn có chúng tôi" thể hiện 11 hoạt động, chương trình của ban liên lạc; Trang "một thời để nhớ" tập hợp các bài viết, hình ảnh của các thành viên, cũng như cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam.

TS Lê Hồng Liêm - Trưởng Ban Liên lạc cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam cho biết, website là kênh thông tin nhằm tiếp lửa truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng và cả những giá trị truyền thống đường 1C huyền thoại, thông qua những hoạt động giao lưu, trao đổi, tuyên truyền, giới thiệu những câu chuyện về người thật việc thật, những kỷ vật, kỷ niệm của các chiến binh đã chiến đấu trên tuyến đường 1C năm đó.

"Chúng ta, cần có một công trình số hóa, trang web, để tăng khả năng tiếp cận, tương tác giữa Ban liên lạc với các thành viên và các cựu cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên, tạo được sự kết nối các thế hệ cựu cán bộ Đoàn cùng các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các bài đăng còn lan truyền những giá trị lịch sử, truyền thống đường 1C, đồng thời đẩy lùi những tiêu cực, luận điệu thù địch, xuyên tạc và phủ định công sức của ông cha ta", TS Liêm nói.

img_5235.jpg
TS Lê Hồng Liêm trao quyết định bầu Ban biên tập của website.

Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Báo chí TP.HCM chia sẻ, Ban liên lạc có thể phát triển thêm nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok… để tuyên truyền về ban cũng như lịch sử dân tộc. Cũng như tổ chức thêm các cuộc thi về lịch sử, về tuyến đường 1C.

Tại Tọa đàm "Lan tỏa giá trị truyền thống đường 1C", các đại biểu lần lượt chia sẻ cảm xúc về những năm tháng hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại; đồng thời đóng góp ý kiến để chung tay xây dựng, lan tỏa những giá trị truyền thống của tuyến đường 1C, tri ân những thành quả cách mạng của cha ông ta... để lịch sử sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Đường 1C là một hệ thống đường cả bộ và thủy kéo dài từ kênh Vĩnh Tế (Kiên Giang) giáp biên giới Campuchia về đến U Minh Thượng, U Minh Hạ (Cà Mau).

Tháng 7/1967, Khu ủy quyết định thành lập tuyến đường này nhằm chuyển vũ khí từ Campuchia về chiến trường Tây Nam bộ sau khi đường Hồ Chí Minh trên biển bị đánh phá ác liệt.

Tại đây những thanh niên từ 15 tới ngoài 20 tuổi với hơn 2/3 là nữ, làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực, đón bộ đội từ miền Bắc vào chi viện chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Trong suốt những năm tháng chiến tranh, Lực lượng Thanh niên xung phong đã vận chuyển hơn 13.000 tấn vũ khí, đưa hơn 30.000 người, gồm bộ đội, cán bộ, chiến sĩ ngược xuôi trên tuyến đường.

Ngoài vận chuyển vũ khí, tài vật, lực lượng Thanh niên xung phong 1C còn trực tiếp cầm súng chiến đấu để bảo vệ kho bãi, bảo vệ lực lượng, căn cứ, và mở rộng hành lang để vận chuyển theo yêu cầu cấp thiết của chiến trường.

Để ngăn cản việc vận chuyển, quân Mỹ đã Hàng ngàn tấn bom đạn đã dội xuống con đường huyết mạch này, nhiều người đã nằm xuống khi miền Nam chưa giải phóng...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt website của Ban liên lạc Cựu cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO