Loài chuồn chuồn N. schorri Do&Karube, 2011 được mô tả dựa trên 2 tiêu bản cá thể đực được thu bởi Đỗ Mạnh Cương năm 2008 (mẫu chuẩn của loài) và Matti Hamalainen năm 2009 (được gửi cho bảo tàng lịch sử tự nhiên Kanagawa). Loài chuồn chuồn này là loài thứ 2 của giống Nihonogomphus được phát hiện tại Việt Nam và là loài thứ 19 của giống này được ghi nhận trên thế giới. Mặc dù con cái của loài này vẫn chưa được mô tả và thu mẫu nhưng tác giả chính của công bố đã kịp chụp được ảnh của 1 cá thể cái trước khi nó bay mất trong đợt khảo sát năm 2008. Các thông tin khác về ấu trùng, sinh học và vòng đời của loài chuồn chuồn mới này vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Sau hơn 2 năm nghiên cứu mẫu vật từ năm 2008, các tác giả đã phải so sánh loài mới với 18 loài còn lại và chỉ ra loài gần gũi nhất với N. schorri là loài N. bequaerti phân bố ở Trung Quốc.
Khu hệ Chuồn chuồn Việt Nam được xem là một trong những khu hệ có số lượng thành phần loài lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với hơn 270 loài chuồn chuồn đã được ghi nhận, số lượng loài mới được ghi nhận và mới mô tả cho khoa học của Việt Nam liên tục được cập nhật hàng năm.
Từ năm 2007 tới nay, so với danh lục của Đỗ Mạnh Cương, số lượng loài chuồn chuồn được cập nhật liên tục trong các báo cáo điều tra đa dạng sinh học, hơn 40 loài đã được công bố là ghi nhận mới cho khu hệ và công bố loài mới cho khoa học. Điều này cho thấy ở Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam là điểm nóng về đa dạng sinh học nói chung và chuồn chuồn nói riêng của toàn bộ vùng Đông Dương (đánh giá của Đỗ Mạnh Cương trong Hội thảo đánh giá về thủy sinh vật của IUCN 2011, <_st13a_city w:st="on">Vientiane , <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Laos ). Bởi vậy những nghiên cứu, điều tra về khu hệ chuồn chuồn tại Việt Nam cần được khuyến khích, tăng cường, nhằm phát hiện thêm những loài quý hiếm cho các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia, bổ sung những thông tin khoa học giá trị cho các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia này, nhằm tăng cường ngân sách và xác định các chiến lược bảo tồn trọng điểm.