Sống xanh

Nhiệt độ ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò

Khắc Nam 04/06/2023 - 12:55

Thời tiết tác động tiêu cực đến bò sữa và sản lượng sữa thông qua hội chứng stress nhiệt ở bò - đó là nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện. 

Tổ chức Nghiên cứu Thực phẩm & Nông nghiệp (FFAR) đã tài trợ Đại học Nông nghiệp và Khoa học Đời sống Cornell (CALS) thực hiện nghiên cứu mới. Mục đích là tìm ra giải pháp dựa trên dinh dưỡng, khôi phục sản lượng sữa cho bò vì căng thẳng nhiệt gây ra, đồng thời xác định cụ thể nguyên nhân của sự suy giảm này.

anh-chung.jpg
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng sữa của bò  (Nguồn: Irishexaminer).

Đây là nghiên cứu đột phá, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, khám phá việc phụ gia thức ăn hoặc những thay đổi đối với chế độ ăn ở bò để tăng sản lượng sữa một cách bền vững, kể cả khi nhiệt độ tiếp tục tăng.

Ngoài ra còn giúp tìm ra biện pháp để giảm stress nhiệt ở bò mà hiện nay, mới chỉ dùng đến vòi phun nước và quạt. Những chiến lược trên vừa tiêu tốn nước, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch nhưng chỉ khôi phục được khoảng 60% sản lượng sữa.

Stress nhiệt ở bò - thủ phạm gây chứng “rò rỉ ruột”

Khoa học từng biết stress nhiệt ở bò (Heat-Stressed Dairy Cows - HSDC), khiến bò ăn ít hơn, thậm chí có thể giảm 30 - 50% sản lượng sữa. Nghiên cứu được công bố ngày 2/8/2022 trên Tạp chí Khoa học Sữa (JDS) của Mỹ chứng minh thêm, sự suy giảm sản lượng sữa ở bò bị HSDC còn do tăng tính thấm của ruột, hay còn gọi là “rò rỉ ruột” (Leaky Gut). Xảy ra trong vòng ba ngày, tình trạng này do vi khuẩn và các chất khác “rò rỉ” qua các phần bị suy yếu của thành ruột gây ra.

Trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học còn phát hiện thấy việc sản xuất sữa có thể được khôi phục một phần bằng cách cho bò ăn axit hữu cơ và thực vật nguyên chất, giúp bình thường hóa tính thấm của ruột và tăng lượng thức ăn ăn vào cũng như sản xuất sữa.

Những con bò này cũng đưa ra bằng chứng về hiệu quả sử dụng nitơ tăng lên, có nghĩa là ít nitơ hơn - một chất gây ô nhiễm khí hậu tiềm ẩn được thải ra môi trường.

Hội chứng rò rỉ ruột (Leaky gut syndrome) cũng xuất hiện ở cả con người. Trong ống tiêu hóa, nhiều cơ quan cùng nhau giúp phân hủy thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Thông thường, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột nơi có cấu trúc đặc biệt khác, đặc biệt là lớp đệm niêm mạc. Chúng đóng vai trò như một chốt ngăn giữa ruột và máu, giúp kiểm soát, ngăn chặn những chất có hại xâm nhập và lưu thông trong máu.

1-a.jpg
Stress nhiệt ở bò - thủ phạm gây chứng “rò rỉ ruột” (Nguồn:Lely/Prosol-spa).

Tuy nhiên, nếu sức khỏe của bò không tốt hoặc do stress nhiệt có thể làm mỏng lớp niêm mạc. Điều này khiến các chất có hại như vi khuẩn, độc tố và các hạt thực phẩm chưa tiêu hóa hoàn toàn xâm nhập vào trong máu của bò khiến lượng sữa giảm.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sản lượng sữa

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu về các sản phẩm sữa và sữa trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 57% vào năm 2050. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao đang ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng những nhu cầu này của ngành trên quy mô toàn cầu vì sản lượng sữa bò có thể giảm tới 70% trong thời tiết nóng ấm.

Nghiên cứu của USDA, rò rỉ ruột đặc trưng bởi mức độ cao của nội độc tố có nguồn gốc từ vi khuẩn trong máu. Nội độc tố đại diện cho một cơ chế bệnh lý của gan nhiễm mỡ. Ở bò sữa, ruột bị rò rỉ phát triển để đối phó với stress nhiệt. Sự gia tăng liên quan đến nội độc tố tuần hoàn có thể giải thích tại sao những con bò bị stress nhiệt có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ và viêm gan.

Thật không may, những bất lợi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và sản xuất sữa. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về trục ruột - gan ở bò sữa bị rò rỉ ruột là không đầy đủ. Hơn nữa, ngành công nghiệp sữa đòi hỏi các liệu pháp ăn kiêng giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và rào cản đường ruột để chống rò rỉ ruột.

Nghiên cứu của USDA kiểm tra tác dụng của việc bổ sung axit hữu cơ (OA) và thực vật (PB) trong chế độ ăn uống, một liệu pháp mới đầy hứa hẹn có thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng và giảm thiểu tính thấm của ruột. Trục gan - ruột liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa hệ vi sinh vật đường ruột, tính thấm của ruột, nội độc tố toàn thân và sức khỏe của gan. 

1.jpg
Ứng phó với thời tiết kịp thời, hiệu quả giúp bò sữa khỏe mạnh và sản xuất sữa tốt hơn. (Nguồn: internet)

Nghiên cứu còn xác định việc bổ sung OA/PB bảo vệ dạ cỏ ngăn ngừa nội độc tố và tổn thương gan ở bò sữa đang cho con bú khi bị rò rỉ ruột. Do đó, bổ sung OA/PB trong chế độ ăn uống có thể là một cách tiếp cận thiết thực để cải thiện sức khỏe đường ruột và gan cho bò sữa.

Việt Nam: Nên chọn giống bò chịu stress nhiệt tốt

Việt Nam chúng ta có đàn bò sữa rất lớn nhưng do thời tiết nóng ẩm nên ngành công nghiệp này bị ảnh hưởng không nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho năng suất sữa của bò ở nước ta hiện nay chưa cao, nhưng người chăn nuôi lại ít quan tâm, hoặc thiếu kiến thức, thông tin, nhất là là đối với những hộ chăn nuôi nhỏ.

Theo trang tin About.weatherplus.vn, hiện tượng HSDC xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm xung quanh vượt quá ngưỡng chịu đựng của bò.

Các ngưỡng này được ước tính bằng chỉ số độ ẩm nhiệt độ (Temperature humidity index-THI) như sau: Nếu THI ở ngưỡng 72-78 là nhẹ, 79-88 (nặng) và 89-98 (nghiêm trọng) và nếu trên 98 bò có thể bị chết.

Theo USDA, tại Mỹ, bò bắt đầu bị stress nhiệt ở 75 độ F (khoảng 24 độ C), nếu nhiệt độ tăng cao, bò sữa bị stress nhiệt sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sữa Mỹ khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm. Chưa hết, bò sữa bị stress nhiệt cũng bị giảm khả năng sinh sản, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh chuyển hóa và có thể chết sớm.

Hậu quả, sản lượng sữa có thể giảm 10 - 25% khi bò bị stress nhiệt và cứ tăng 1 đơn vị THI, năng suất sữa sẽ giảm 0,26 kg/ngày. Nhiệt độ cao hơn 27 độ C sản lượng sữa giảm rõ rệt. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết nhiệt đới như Việt Nam, thường nhiệt độ vượt mức 25 độ C và độ ẩm tương đối vượt mức 80% (THI đạt trên 75) bắt đầu gây nhiều tác động xấu đến khả năng sản xuất của bò sữa, làm giảm sản lượng sữa của bò.

Ngoài số lượng chất chất lượng sữa, khả năng sinh sản cũng giảm mạnh. Thành phần dinh dưỡng của sữa (béo, đạm và các chất rắn khác) đều giảm trong điều kiện nhiệt độ cao...

Đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, người chăn nuôi cần quan tâm đúng mức và có những giải pháp dài hạn, hiệu quả để ứng phó biến đổi khí hậu và tạo ra lợi nhuận kinh tế tốt nhất.

Theo các chuyên gia chăn nuôi, nên chọn giống bò chịu stress nhiệt tốt; hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời và bức xạ nhiệt; tạo độ thông thoáng tự nhiên cho chuồng nuôi bò; làm mát trực tiếp trên cơ thể bò (phun sương, phun nước, quạt); thức ăn và nước uống phù hợp; hoãn vắt sữa buổi chiều đến 5 giờ chiều trong mùa nóng và nên sử dụng dự báo thời tiết ngắn và dài hạn để ứng phó kịp thời với biến đổi thời tiết, giúp bò khỏe mạnh hơn, sản xuất nhiều sữa hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO