Chúng ta thường gọi ăn uống giàu nhiệt lượng; giàu protid; giàu vitamin là ăn uống “ba giàu”, ăn uống “ba giàu” rất có lợi cho người bệnh hồi phục sau khi bị sốt.
Chọn thức ăn dễ tiêu hóa: để tăng sự thèm ăn cho người bệnh sốt, trước tiên cần tích cực điều trị căn bệnh đã gây ra sốt, trên cơ sở đó cải thiện thèm ăn. Mặt khác, cách chế biến; bài trí phải hợp lý, cũng ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe người bệnh. Ăn uống của người bệnh sốt nên thanh nhạt khoái khẩu; dễ tiêu hóa, chủ yếu là thức ăn lỏng và bán lỏng giàu dinh dưỡng, nhưng cũng xem xét thói quen ăn uống thường ngày của người bệnh, cố gắng cho họ dùng những thức ăn ngày thường đã ưa chuộng. Đối với người sốt hơi cao; bệnh trạng hơi nặng, kiêng dùng thức ăn cay nóng.
Người bệnh sốt không nên ăn vặt nhiều, nếu không, đại não luôn được kích thích ăn no mà giảm đi hưng phấn, việc thèm ăn giảm xuống. Bên cạnh đó, người bệnh sốt nên đảm bảo cảm xúc thoải mái vui tươi, nhất là trước khi ăn tinh thần thả lỏng, theo đó giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa một cách mang tính phản xạ. Bất cứ những cảm xúc kích động phiền não; bồn chồn âu lo, đều ảnh hưởng sự thèm ăn và hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, khi sốt do vã mồ hôi hơi nhiều, trong ăn uống có thể thêm ít muối để bổ sung, nhưng người bệnh tim mạch; tăng huyết áp; thận ứ nước cần hạn chế muối. Nước tương, nước mắm được chế từ đậu, lúa mạch và cá lên men, có thành phần dinh dưỡng nhất định, có thể dùng điều vị, giúp tăng sự thèm ăn. Giấm cũng là gia vị thường dùng, còn có tác dụng làm mềm mạch máu, nhưng người bệnh dạ dày dùng thận trọng.
Ăn nhiều rau cải và trái cây: người bệnh sốt không nên ăn nhiều đồ béo ngậy, nên ăn nhiều rau tươi. Phần lớn rau tính hơi hàn, có lợi cho người bệnh sốt. Nghiên cứu hiện đại còn cho rằng, ăn nhiều rau giúp máu trong cơ thể mang tính kiềm, có lợi cho cơ thể phát huy chức năng bình thường, theo đó làm cho bệnh mau lành. Rất nhiều rau bản thân đã có tác dụng hỗ trợ điều trị, chẳng hạn như cà rốt; rau cần giúp hành khí hóa đàm trị ho; bó xôi; hẹ giúp trị táo bón; rất nhiều rau xanh đều chứa nhiều vitamin... Cho nên, người bệnh sốt ăn nhiều rau, có lợi chứ không gây hại.
Trái cây là thức ăn thường dùng của người bệnh sốt, nhưng dùng trái cây cũng có nghiên cứu. Táo tây, lê... là trái cây tính hơi mát, có ích đối với người bệnh sốt. Nhưng một số trái cây tính hơi nóng, người bệnh sốt không nên dùng, chẳng hạn như sầu riêng; vải; đào...
Phòng ngừa tiêu chảy và táo bón: cơ thể phát sốt cần tiêu hao nhiều lượng nước, cộng thêm khi sốt dịch tiêu hóa và hoạt động của người bệnh giảm, nhu động đường ruột giảm chậm... làm cho người bệnh sốt xảy ra táo bón. Mặt khác, sức đề kháng người bệnh sốt kém, chức năng đường ruột cũng kém, nếu dùng thức ăn quá béo ngậy và khó tiêu, cũng rất dễ gây tiêu chảy. Táo bón làm cho độc tố vi khuẩn khó bài ra ngoài, được niêm mạc ruột tái hấp thu, hình thành nội độc tố đường ruột, làm phát sốt nặng hơn; tiêu chảy đối với người bệnh sốt là “châm dầu vào lửa”, tăng tiêu hao chất dinh dưỡng.
Kiêng ăn cho người bệnh sốt
Kiêng thức ăn mặn, mát, ngọt ngậy. Cải muối, cá muối là thức ăn vị mặn đều qua ngâm chế, ngoài việc không tốt cho tiêu hóa, đông y còn cho rằng, hàn (mát) chủ thu dẫn; mặn thương huyết, thức ăn quá mặn dễ sinh đàm, những thứ này đều không tốt cho người bệnh hồi phục, nhất là với người nhiễm bệnh đường hô hấp, càng vì thức ăn mặn mát kích thích làm ho dữ dội; thức ăn vị ngọt trợ thấp, cản trở dạ dày hoạt động bình thường, làm giảm sức tiêu hóa, bởi thế người bệnh sốt cần kiêng thức ăn mặn, mát, ngọt ngậy.
Kiêng thức ăn cay nóng, chiên rán như ớt, tương ớt, thịt chó, thịt dê..., thức ăn chiên rán như cá chiên, bánh quẩy, sườn chiên... tuy với mùi thơm hấp dẫn, nhưng đều không tốt cho tiêu hóa, nhất là những thức ăn này đều thuộc tính nóng, không tốt đối với người bệnh sốt. Ngoài ra, một số gia vị mạnh như bột cà ri, bột tiêu, bột ớt, mù tạc... đều có tính kích thích rất mạnh, dễ kích thích niêm mạc gây khô táo, co thắt, cũng không thích hợp với người bệnh sốt.
Kiêng thuốc lá, thuốc lá không tốt đối với cơ thể, nhất là đối với tỷ lệ mắc bệnh khối u có quan hệ mật thiết.
Kiêng thức ăn hưng phấn. Rượu chứa cồn; cà phê chứa cafein; trà đậm làm cho ta hưng phấn, người bệnh sốt bản thân sức đề kháng suy giảm, cần tĩnh tâm nghỉ dưỡng, giảm bớt tiêu hao, những chất hưng phấn này làm cho người bệnh hưng phấn. Bên cạnh catechin trong trà còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt, thời gian dài nghiện rượu trực tiếp tổn thương cơ tim, cần lưu ý kiêng dùng.
Kiêng thức ăn sống lạnh. Thức ăn sống lạnh như gỏi, thức uống lạnh, hải sản..., dễ nhiễm khuẩn, người bệnh sốt sức đề kháng giảm, là một nhân tố kích thích. Đồng thời, những thức ăn này khó tiêu, còn là nhân tố gây đau dạ dày, tiêu chảy, thức uống lạnh làm cho niêm mạc đường tiêu hóa trên co thắt, người bệnh sốt nên kiêng dùng.