Công nghệ

Mô hình sạ cụm kết hợp bón vùi phân tại An Giang là kỹ thuật hiệu quả

Ngô Văn Đây - Nguyên Phó Văn phòng Nam bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 27/08/2023 20:35

Mô hình sạ cụm kết hợp bón vùi phân, bón tập trung giai đoạn đầu là kỹ thuật hiệu quả cần được nhân rộng thay dần sạ lan và bón phân vãi trên mặt ruộng.

Vụ Hè Thu 2023, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã triển khai mô hình “Ứng dụng thiết bị sạ cụm 3 trong 1 kết hợp sử dụng bộ sản phẩm hữu cơ thế hệ mới”.

dong-lua-thu-nghiem.jpg
Mô hình tại Châu Thành - An Giang, lúa sạ cụm đẹp như cấy, lượng giống giảm hẳn. Ảnh: Ngô Văn Đây.

Mô hình triển khai 6 điểm trên địa bàn 06 huyện/thị, mỗi điểm 02 ha tại Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn và Tân Châu.

Bón vùi sâu phân bón tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng

Bón vùi sâu phân bón, đặc biệt phân đạm là biện pháp hiệu quả để giảm sự bốc hơi phân bón, giảm mất đi thành phần dinh dưỡng, gia tăng hấp thụ phân bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những chủng loại phân ngoài việc cung cấp dinh dinh dưỡng cho cây trồng còn giúp cải tạo đất, giúp cây trồng có cơ chế thu nhận thêm dinh dưỡng từ đất cần được ưu tiên.

Ví dụ trong loại phân bón vùi được sử dụng trong mô hình là phân NPK phức hợp hữu cơ thế hệ mới - Chất hữu cơ thế hệ mới có mặt trong phân giúp cải tạo và làm cho đất ngày càng màu mỡ tơi xốp, tránh cho đất bị thoái hóa bạc màu, giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh mẽ.

Phân bón hữu có thế hệ mới ngăn ngừa phân bón bị thất thoát, kích hoạt các dinh dưỡng tiềm tàng trong đất để cây trồng dễ dàng hấp thu.

Máy sạ cụm được sử dụng thực hiện mô hình là máy sạ cụm “3 trong 1” thực hiện đồng thời 3 chức năng: sạ cụm, bón vùi phân và phun thuốc diệt mầm cùng lúc.

Sạ cụm giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất lúa

Thông qua mô hình trình diễn, kết quả cho thấy hiệu quả cao của ruộng lúa sạ cụm bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và chất lượng lúa, tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho người nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải...

Việc bón vùi phân đồng thời với quá trình sạ cụm sẽ cộng hưởng thêm các lợi thế khác như giảm thất thoát phân, đặc biệt là phân đạm do bốc hơi hoặc trôi theo dòng nước nếu nước tràn mặt ruộng.

dong-lua.jpg
Với phương pháp sạ cụm thưa, đầy đủ ánh sáng trên nền phân bón cân đối nên có bông lúa to, số hạt chắc/bông nhiều, cao hơn 30% so với ruộng đối chứng (72/54 bằng 133%).

Ngoài ra rễ lúa được kích thích ăn sâu vào đất, giúp hạn chế lúa đổ, ngã, đồng thời tăng khả năng chịu hạn cho ruộng lúa nếu gặp hạn, mặn cuối vụ (đông xuân). Vùi phân kề sát khóm lúa, giúp khóm lúa tiếp cận với phân và lấy phân dễ dàng, hạn chế việc mất phân cho cỏ dại đồng thời tiết kiệm được chi phí công lao động do giảm số lần bón phân.

Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Các lợi thế trên đã được Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long chứng minh thông qua thực hiện nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn giao trong khuôn khổ của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) giai đoạn 2, năm 2020: “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa bằng máy cấy kết hợp bón phân trong sản xuất lúa bền vững tại Đồng bằng Sông Cửu Long”.

Theo đó, cơ giới hóa bằng máy cấy kết hợp vùi phân đã làm gia tăng hiệu quả kinh tế một cách thực sự do giảm lượng phân bón, công lao động bón phân, chi phí thuốc BVTV và tăng năng suất lúa, từ đó gia tăng hiệu quả kinh tế.

Cụ thể giảm lượng phân bón 10 - 20N, tăng hiệu quả kinh tế hơn 6,0 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân và hơn 3,2 - 4,0 triệu đồng/ha trong vụ Hè Thu so với cấy máy bón phân thông thường (bón vãi 3 – 4 lần).

Cơ giới hóa bằng máy cấy kết hợp vùi phân giúp giảm số lần bón phân (1 - 2 lần/vụ); phân được vùi sâu trong đất đảm bảo cung cấp đủ cho cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa hấp thu phân hiệu quả hơn, giảm lượng phân bón thất thoát do bốc hơi, hoặc thải ra nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường.

Sạ cụm kết hợp bón vùi phân và bón tập trung giai đoạn đầu là kỹ thuật hiệu quả cần được khuyến cáo nhân rộng trong sản xuất để thay thế dần phương pháp sạ lan và bón phân theo phương pháp vãi trên mặt ruộng nhiều lần như lâu nay.

Bón vùi sâu phân bón, đặc biệt phân đạm là biện pháp hiệu quả để giảm sự bốc hơi phân bón, giảm mất đi thành phần dinh dưỡng, gia tăng hấp thụ phân bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những chủng loại phân ngoài việc cung cấp dinh dinh dưỡng cho cây trồng còn giúp cải tạo đất, giúp cây trồng có cơ chế thu nhận thêm dinh dưỡng từ đất cần được ưu tiên.

Kết quả từ mô hình tại An Giang trên ruộng lúa sạ cụm kết hợp bón vùi phân

Do bón vùi nên ruộng mô hình chủ động giảm 20% lượng phân bón “lúa xanh” so với quy trình bón vãi (bón vùi ngay khi sạ 200 kg/ha so với quy trình bón vãi 240 - 260 kg/ha), và do đó tổng lượng phân bón sử dụng trong mô hình bình quân 326 kg, giảm hơn 20% so với ruộng đối chứng 414 kg/ha.

Nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng phát triển tốt, màu lá vàng chanh, rễ ăn sâu, thân lúa cứng cáp. Với phương pháp sạ cụm thưa, đầy đủ ánh sáng trên nền phân bón cân đối nên có bông lúa to, số hạt chắc/bông nhiều, cao hơn 30% so với ruộng đối chứng (72/54 bằng 133%).

Do đó, mặc dù lượng phân bón chỉ bằng 80% so với ruộng đối chứng nhưng năng suất lúa ruộng mô hình đạt cao: 6,82 tấn/ha, cao hơn 0,54 tấn/ha so với ruộng đối chứng: 6,28 tấn/ha;

Đặc biệt, ruộng mô hình đã tiết giảm khá lớn chi phí sản xuất nhờ giảm giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Tổng chi phí tiết giảm gần 3 triệu đồng/ha. Đây là một lợi thế trong điều kiện giá vật tư phân bón tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mô hình sạ cụm kết hợp bón vùi phân tại An Giang là kỹ thuật hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO