Y học

Gia đình bác sĩ - Dặn nhau giữ gìn màu trắng áo blouse!

Thiên Chương 27/02/2024 14:15

BS.CKI Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, là tác giả của hàng trăm ca phẩu thuật bướu kích thước khổng lổ và cũng là người dứng sau một trong những đề cử thành tưu y khoa tiêu biểu 2023. Thế nhưng chuyên về BS.CKII Nguyễn Văn Tiến không dưng lai ở đó... Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam và hòa cùng thời khắc đầu năm mới, Tạp chỉ Khoa học phổ thông - Thời sự y học đã có cuộc trở chuyên với anh xoay quanh chuyên nghề, chuyên đời.

Hơn 30 năm tận hiến với nghề

Cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề Y và chọn ngành Ngoại ung bướu?

Tôi sinh ra và lớn lên từ miền sông nước Cao Lãnh, Đồng Tháp, một tỉnh nghèo miền Tây Nam bộ. Tại quê hương mình, ngay từ nhỏ, tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh của người dân nghèo vì không có điều kiên tiếp xúc với y học, rồi thiệt thân mà không biết nguyên nhân tại sao; trong đó, có cả những người thân yêu trong gia đình tôi. Bắt đầu từ đó, tôi khát khao trở thành bác sĩ để được cứu người. Tôi quyết tâm ngày đêm học hành chăm chỉ để thi vào trường Y và trở thành bác sĩ với hy vọng phục vụ cho mọi người, nhất là người dân ở làng quê mình.

Quyết là làm. Cuối cùng, niềm ao ước của tôi đã thành hiện thực. Tôi thi đâu vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 1985. Sau 6 năm học tập, tôi ra trường và cơ duyên đẩy đưa, tôi thi tuyển vào làm Trung tâm Ung bướu TP.HCM, ngày nay là Bệnh viện Ung bươu
TP.HCM. Sau 3 năm luân khoa tôi được phân công vào khoa Ngoại phụ khoa tới bây giờ. Loay hoay mà đã hơn 30 năm.

screenshot-170-.png
Bác sĩ Tiến trong một ca mổ.

Được mệnh danh là người chuyên trị khối bướu to, bác sĩ nhớ lại những ngày đầu đối diện với ca mổ bướu to nhất của mình như thê nào?
Trong những năm làm tại khoa Ngoại phụ khoa, cùng các đàn anh phẫu thuật những ca bướu to, bướu khủng, tuy nhiên tôi vẫn chưa tao được nhiều ấn tượng. Đến năm 2015, khi tôi được Ban Giám đốc bệnh viện tin tương trao vị trí trưởng khoa, mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Vào thời điểm ấy, tôi vừa đảm nhận vai trò lãnh đạo khoa vừa đảm nhận chuyên môn, nên quyết định "tầm sư học đạo", tôi quyết định học phẫu thuật nội soi ở
Bệnh viện Từ Dũ. Trở về bệnh viện mình đang công tác, tôi quyết định triển khai mổ nội soi cho ung thư phụ khoa. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm ca phẫu thuật mổ nội soi ung thư cổ tử cung thành công. Một số ca mổ được vinh dự đi báo cáo, được công nhận và đánh giá cao tại các hội nghị Châu Á (tại Nhật) và cả Châu Âu.

Tới nay, tôi vẫn không thể quên một ca mổ đã tạo tiếng vang trong ngành, khi phẫu thuật cắt khối bướu nặng 40kg cho nữ bệnh nhân 49 tuổi ở Long An. Còn nhớ, các con của bệnh nhân đã khóc vì hạnh phúc khi mẹ được giải thoát khỏi chiếc "trống" khổng lồ chèn ép khiến bà không thể đi đứng, hay nằm ngủ.

Tiếp đến, tôi một lần nữa được truyền thông nhắc đến khi phẫu thuật thành công khối bướu 50kg cho cô gái 18 tuổi tên Diễm ở Bạc Liêu. Diễm tìm Khoa Ngoai 1 sau khi đã đi nhiều bênh viện nhưng không nơi nào dám mổ. Có nơi tiên lương Điêm chỉ sống được chưa đầy 15 ngày. Nhìn thấy gương mặt đầy nổi niềm của bênh nhân, tôi nhân lời phẩu thuật cho Diễm. Cô gái được giải thoát khỏi nỗi oan
"chửa hoang". Ghi ơn tái sinh, Diễm đã gọi tôi là "cha". Trước Tết, Diễm đến tái khám và chính tôi cũng không nhận ra cô, bởi "cô bé ễnh ương" đã trở thành thiếu nữ xinh xắn.

Thậm chí có những hôm, chúng tôi ra về sau một ngày làm việc vất vả với 5 ca đại phẫu. Ngoài những ca thường quy, đánh bật hoàn toàn tê bào ung thư ra khỏi cơ thế của những người phụ nữ, ca con lại là đều mang dấu ấn của một chiến binh! Một ca quá đặc biệt, khôi u buồng trứng khủng trên một bệnh nhân 63 tuổi vì nghèo không có tiền đến bệnh viện nên uống thuốc không rõ loại. Gần đây bụng quá to nên bệnh nhân phải vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cầu cứu. Sau gần 3 giờ vật lộn, chúng tôi đã lấy khối bướu khủng năng trên 15kg; đặc biệt loại bỏ hoàn toàn tế bảo ung thư ra khỏi bệnh nhân, không những giúp thoát khỏi tử thần mà có thể sống đời cùng con cháu.

screenshot-169-.png
Bác sĩ Tiến cùng vợ và hai con

Hành trình ấy đến nay có thể tạm tổng kết lại đã bao năm và bao nhiêu ca? Kết quả điều trị ra sao?

Thật lòng tôi không thể nhớ hết mình đã mổ bao nhiêu ca bướu to bướu khủng, bởi lịch mổ cứ liên tục nhưng ước chừng chắc có thể phải lên đến vài trăm ca. Đó là những khối bướu mà nhỏ nhất cũng trên chục kg, đến những ca có khối bướu 30 - 40 kg. Tuy nhiên, sự thành công đó không phải là của riêng bản thân tôi mà là công của cả 1 tập thể.

Trước tiên, tôi phải cảm ơn Ban Giám đốc đã luôn tin tưởng, đông viên khích lệ và tạo điều kiện cho tôi được tham gia toàn bô những ca mổ khó. Kế đến, thành quả có được là của cả ê kíp chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, đã được đào tạo, huấn luyện bài bản. Hiện nay, không phải chỉ có tôi mà các anh/chi/ em tại khoa đều có thể mổ được những ca bướu lớn. Bên canh đó, công lớn không thể không kể đến những ê kíp gây mê hồi sức của bênh viện vì những ca bướu lớn, anh em gây mê hồi sức phải là những người rất giỏi, chúng tôi mổ được thành công trọn vẹn.

Đối với chị em phụ nữ, chúng tôi khuyên hãy lưu ý tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ có nhiều cơ hội giữ lại chức năng làm vợ và làm mẹ du biết mình mắc bệnh ung thư cơ quan sinh dục.

screenshot-171-.png
Bác sĩ Tiến và con trai.

Là một trong những ứng viên được vinh danh trong đanh sách đề cử thành tựu y khoa Việt Nam 2023 với công trình "Phẫu thuật bảo tổn sinh sản ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Xin bác kể về cuộc hành trình này và những "quả ngọt" đã có được?

Đây là niềm vui và hạnh phúc của không những bản thân tôi mà còn là của tập thể Ngoại phụ khoa và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Trước đó, tôi và các đồng nghiệp chứng kiến nhiều phụ nữ trẻ trong lứa tuổi sinh đẻ không may mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung phải cắt toàn bộ tử cung không còn khả năng sinh con nữa, nhiêu hoàn cảnh thương tâm, gia đình tan vỡ, đôi khi người vợ muốn quyên sinh khi biết mình không thể đẻ cho chồng một dứa con nối dòng. Chúng tôi thức sự xót xa và đau đáu tìm giải pháp.

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi thấy nhiều nước trên thế giới bắt đầu áp dụng phương pháp bảo tôn cho những trường hơp ung thư cổ từ cung nếu phát hiên giai đoạn sớm và nhiều ca đã thành công. Rất nhiều bệnh nhân tại các nước đã sinh con nhưng vẫn đảm bảo an toàn về mặt ung thư như những trưởng hợp cắt hết tử cung. Điều đó thôi thúc tôi quyết tâm thực hiện kỹ thuật này và may mắn được Sở Y tế và Ban Giám đốc bệnh viện chấp nhận.

Từ năm 2018 tới nay, khoảng 30 trường hợp đã được mổ và may mắn đã có ca sinh thành công (bé hiện tại được 4 tuổi và nhiều trường hợp đang bắt đầu mang thai chuẩn bị sinh. Nỗ lực không ngừng của không chỉ riêng tôi mà của cả tập thể khoa Ngoại phụ khoa, Bênh viện Ung bướu TP.HCM.

screenshot-174-.png
Gia đình bác sĩ Tiến trong đêm nhận giải thành tựu y khoa Việt Nam 2023

Chúng tôi đã triển khai rất nhiều phương pháp phầu thuật mới áp dụng cho điều trị ung thư phụ khoa, đem nhiều kết quả trong thời gian vừa qua như: Cắt cố tử cung tận gốc bảo tồn sinh sản cho những bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm; phấu thuật nối dài âm đạo trong phẫu thuật ung thư phụ khoa trong giai đoạn còn hoạt động tình dục; phẫu thuật đoạn chậu tạo hình nếu ung thư tái phát xâm lấn bọng đái, trực tràng.

Trong thời gian sắp tới nhữn phẫu thuật sẽ triển khai như: Tạ hình âm đạo bằng đoạn ruột hay tạo hình bàng quang để được đi tiểu tự nhiên... để điều trị những ung thư giai đoạn trễ, tái phát, di căn... Mục đích cuối cùng là giảm bớt những đau thương mất mát của người bệnh và cải thiện chất lượng sống tốt nhất nếu không may người phụ nữ mắc phải căn bệnh này.

Có những thành công, nhưng cũng có những thất bại trong cuộc đời phẩu thuật viên, nhưng nghề y như chúng tôi là luôn bọ hỏi, rút kinh nghiệm qua từng phẫu thuật dù lớn hay nhỏ; từ cải thiện và nâng cao chất lượng điều trị, không ít thì nhiều sẽ mang lại lợi ích cho bản thân và cho nhiều người bệnh hơn nữa. Tôi luôn tự nhủ với bản thân sẽ phục vụ hết mình cho chuyên môn trong những năm còn làm việc, chắc có thể cải thiện rất nhiều về phương pháp phẫu thuật ung thư phụ khoa.

Được biết anh thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân nghèo, cảm xúc nào khiến anh phải làm gì, thay vì ngơ đi?

Làm việc tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nơi rất đông bệnh nhân phải điều trị kéo dài, cánh đời khó khăn của bà con như bày ra ngay trước mắt tôi. Nhiều người sau khi hết tiền, phải đi bán cả những tài sản dù nhỏ nhất. Không ít người khánh kiệt đành về chờ chết bởi họ không có đủ tiền với tới một lọ thuốc điều trị cơ bản... Chính vì vậy giúp cho họ vào những lúc như thế không khác gì trao cho họ "giọt nước thánh Cam Lộ", để họ có niềm tin vào tươn a lai hơn, thậm chí có thể góp phân giúp bệnh nhân cải tử hoàn sinh...

Một mình tôi tất nhiên là giúp đỡ bệnh nhân không xuể. Nhìn thấy quá nhiều cảnh đời khó khăn, từ mối quan hệ xã hội của mình, tôi đã vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, thậm chí là những bệnh nhân đã từng điều trị tại bệnh viện. May mắn, mọi người đều đồng cảm để từ đó sẵn sàng đóng góp dù chỉ một phần. Ngoài ra, tôi còn có một hội, mỗi năm hội này tổ chức Giải Quần vợt từ thiện vừa tạo sân chơi cho anh em, vừa quyên góp tiền xây nhà tình thương, xây cầu đường và mua hàng trăm chiếc xe đạp cho học sinh khó khăn đến trường. Quyên góp và vệu động không phải dễ, nhưng nhìn thấy nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn và những bệnh nhân nghèo, tôi rất hạnh phúc.

Hạnh phúc khi các con nối nghiệp cha

Được biết cả hai con của anh đều theo ngành Y. Là các con tự chọn hay theo định hướng nghề của cha, thưa anh?

Tôi có 2 đứa con; con trai lớn là đồng nghiệp đang làm việc tại khoa Ngoại 7, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM; cô con gái đang chuẩn bị tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt, cả 2 đều rất "thần tượng" tôi. Các con vẫn tâm sự rằng chúng quý kính tôi không phải vì tính tình hay vì chức vụ, quyền hạn mà từ cái cách tôi sống, cách tôi làm việc. Vốn là dân miền Tây bộc trực hòa nhã, tôi may mắn được mọi người thương yêu, nhất là bạn bè anh em mới khi nhắc tới như một bác sĩ bình đan vui tính. Điều này có lẽ các con tối nhìn thấy và âm thầm lựa chọn theo nghề của cha, cách làm việc của cha, chứ tôi không hề ép buộc.

Còn nhớ khi học xong cấp 3, cả hai con tôi đều ghi danh vào Y, chính tôi là người đã cảnh báo về độ khó của tuyển sinh và học rất vất vả, nhưng con trai và con gái tôi vẫn kiên quyết, nhất là cô con gái rượu, phải theo nghiệp cha mới chịu. Nhiều lúc nhìn con học cả ngày đến tàn phai nhan sắc tuổi xuân, tôi vừa xót nhưng cũng vừa tự hào.

screenshot-173-.png
Bác sĩ Tiến và con gái

Trong vai trò là cha và cũng là thầy của con, anh dạy các con điều gì khi làm nghề và trông đợi gì ở các con?

Đương nhiên làm cha mẹ như chúng tôi chỉ mong các con khi trưởng thành sẽ có cuộc sống tốt hơn và chỗ làm ổn định. Kế tục sự nghiệp mình càng là niềm vui không thể nào mô tả được của bậc làm cha mẹ. Nhìn đưa con trai từng bước trưởng thành với cây dao mổ trên tay là mình mãn nguyện rồi. Giờ tôi tiếp tục hy vọng sau này bé gái sẽ có chỗ làm tốt. Với y đức, tôi luôn dặn mình và các con, khi đã mang nghiệp y, khoác trên mình chiếc blouse trắng, dù hoàn cảnh nào cũng không được vướng bụi đời, phải gìn giữ cho màu áo luôn trắng. Đó cũng chính là tôn chỉ của cả gia đình.

Thuận lợi và khó khăn gì khi cha con cùng làm bác sĩ?

Thuận lợi là quá nhiều vì cha con hiểu nhau dù không nói.
Những mẫu chuyện cuối tuần khi cùng nhau ăn uống chung hay những chuyến đi chơi cùng nhau của chúng tôi luôn không thể thiếu câu chuyện làm nghề. Còn khó khăn? Hiện tại lúc này chúng tôi chưa thấy! Tuy nhiên, cha con chúng tôi vẫn hay thì thầm với nhau: "Nghề chúng mình mà muốn mua nhà mua xe, chắc phải trông chờ vào một nhân vật bí ẩn nhưng đầy quyền lực sau lưng đó là mẹ của mấy đứa".

Công việc bận đến mức không có thời gian cho bản thân, vậy anh đã giữ lửa cho gia đình bằng cách nào?

Cách tôi vẫn làm bao năm nay là ăn những bữa ăn vào chiều tối và cuối tuần với vợ con. Hoặc đi du lịch cùng gia đình vào những ngày nghỉ hay lễ Tết. Dù bận bịu đến đâu; tôi vẫn luôn tự nhắc mình "đã là chồng, phải có trách nhiệm với vợ".

screenshot-172-.png
Bác sĩ Tiến cùng bà xã - hậu phương yêu thương của anh.

Một ngày đi làm và ngày nghỉ của nhà mình thế nào? Những ngày Tết vừa qua của mình ra sao?

Chắc cũng như các anh em bác sĩ khác. Công việc của tôi rất bận rộn. Với vai trò lãnh đạo khoa, tôi phải thường xuyên đương đầu với công việc, những tình huống khó, những ca phẫu thuật phức tạp.
Bận là một phần nhưng áp lực mới là thứ "đau đầu", bởi không phải ca mổ nào cũng dễ dàng. Nghề y luôn là vậy, chữa trị thành công thì không sao, nhưng khi gặp biến chứng ngoài ý muốn, chúng tôi sẽ đối diện với những phản ứng tiêu cực. Mọi thứ không hề đơn giản. Chính vì vậy những ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết là những ngày tuyệt vời để giải stress và lấy lại sức.

Không có công việc ý nghĩa nào mà không cần sự cố gắng và hy sinh. Thôi thì mình hãy cứ làm hết sức mình vì sự nghiệp, tận hiến hết tâm vì nghề và vì người bệnh. Bao nhiêu năm làm nghề, tôi vẫn luôn rèn luyện cái Tâm và cái Y Đức của người hành nghề Y, nhất là luôn nhớ những lời thề của HIPPOCRATES và trên hết là lời dạy của BÁC HỒ: LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU!

Xin cảm ơn BS.CKII Nguyễn Văn Tiến!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gia đình bác sĩ - Dặn nhau giữ gìn màu trắng áo blouse!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO