Dòng chảy

Lên phương án sắp xếp lại bệnh viện để phục vụ người dân tốt hơn

Bình Minh 02/06/2023 07:44

Chiều 1/6, tại cuộc họp trực tuyến với một số bộ, ngành, địa phương về sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế diễn ra tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện Bộ Y tế có 34 bệnh viện trực thuộc đang đảm nhận nhiệm vụ khám, chữa bệnh tuyến cuối, chỉ đạo tuyến, đào tạo nhân lực y tế, đặc biệt là ở trình độ sau đại học; nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật, phương pháp chẩn đoán và điều trị mới; hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành;...

Nội dung đề án mới, Bộ Y tế chỉ giữ lại các bệnh viện đầu ngành, đảm nhận vai trò ứng phó và hỗ trợ chuyên môn cấp quốc gia. Đó là cơ sở có năng lực nghiên cứu ứng dụng, phát triển kỹ thuật chuyên sâu mới; tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến; đào tạo chuyên môn sâu. Đồng thời, tiếp nhận và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến; đào tạo chuyên khoa và đào tạo thực hành cho bác sĩ nội trú, đào tạo trình độ chuyên môn sâu; bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi về mặt địa lý.

Đối với các bệnh viện chuyên khoa chưa đạt tiêu chí đầu ngành, nhưng thuộc một số lĩnh vực chuyên khoa ưu tiên, cần được tiếp tục đầu tư về nguồn lực.

bo-y-te2-010623.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Dự kiến, Bộ Y tế sẽ còn 30 bệnh viện trực thuộc; 3 bệnh viện được tổ chức lại thành bệnh viện thực hành, hoặc sáp nhập với bệnh viện khác trực thuộc Bộ Y tế; chuyển 1 bệnh viện về địa phương quản lý.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận tiện nhất cho người dân đến khám và chữa bệnh, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tiến hành sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện phải rõ ràng, khoa học để tạo ra sự kết nối tốt hơn giữa các bộ máy tổ chức và liên kết chuỗi tuyến tốt hơn, bảo đảm cân bằng giữa trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện đề án. Trong đó làm rõ thêm tiêu chí xác định bệnh viện đầu ngành, như cơ chế đầu tư, cơ sở vật chất, nhân lực, năng lực nghiên cứu kỹ thuật, phác đồ điều trị mới, khả năng hỗ trợ cho các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến dưới;…

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần đánh giá khả năng tương thích, cơ chế vận hành của các bệnh viện sau khi sắp xếp; tính phù hợp với điều kiện thực tiễn; tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia làm tốt công tác xã hội hoá y tế…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lên phương án sắp xếp lại bệnh viện để phục vụ người dân tốt hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO