Từ cục đất sét thô sơ, bàn tay khéo léo của người thợ gốm Bát Tràng đã tạo nên những sản phẩm độc đáo và tinh hoa, đó là những lọ hoa, lục bình, chậu cảnh và nhiều đồ trang trí. Ngoài ra, Bát Tràng còn là địa điểm du lịch thu hút du khách mọi lứa tuổi vào những ngày cuối tuần. Đến đây, du khách không chỉ được dạo chơi quanh làng gốm, chợ gốm... mà còn có thể tự tay làm cho mình, bạn bè, người thân những sản phẩm gốm sứ. Hiện Bát Tràng còn khoảng 50% số hộ mở lò gốm (trên tổng hơn 2.000 gia đình), số còn lại mở hàng kinh doanh các sản phẩm bài trí, gia dụng, lưu niệm... hoặc làm thuê cho các xưởng gốm trong làng.
Đa dạng sản phẩm đất nung Bát Tràng
Để làm ra đồ gốm, người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối
cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Hiện nay, làng gốm có thể sản xuất nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đặc biệt, năm 2004, thương hiệu “Bát Tràng - Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.
Vận chuyển gốm