Đời sống

Gia đình bác sĩ “yêu nhau từ ánh mắt đến trái tim”

Thiên Chương 29/01/2024 - 22:38

Trong những ngày giáp Tết, Tạp chí Khoa học phổ thông có dịp trò chuyện cùng vợ chồng BS.CK1 Nguyễn Thị Phương Hà - chuyên gia ngành Mắt và ThS.BS Hồ Thanh Hưng - chuyên gia Tim mạch. Hai người có tính tình và hoàn cảnh gia đình khác nhau, duyên may đã giúp Thanh Hưng - Phương Hà đến với nhau dưới giảng đường đại học. Rồi ra trường trở thành bác sĩ, rồi thành vợ thành chồng, hơn 10 năm chung sống, tình yêu của họ ngày càng mặn nồng hơn bởi điểm chung lớn nhất của cả hai chính là tâm niệm y sự cứu người.

dscf7765.jpg
Vợ chồng BS.CK1 Nguyễn Thị Phương Hà và ThS.BS Hồ Thanh Hưng.

Xuân đến vạn vật như hồi sinh, trong tiết trời se se lạnh thời gian như ngưng đọng lại làm con người ta cũng dễ mở lòng hơn để đón nhận cái mới và nhìn lại chặng đường đã qua. Dù là già hay trẻ, người giàu hay nghèo, người đảm nhận chức vụ cao hay thấp nhưng những ngày xuân là dịp chúng ta tạm ngưng công việc mưu sinh hàng ngày để ngồi xuống lắng tâm mình lại, chiêm nghiệm bản thân, gia đình và cuộc sống.

Nàng ch đng vào ngành Y, chàng b gia đình “thuyết phc”

Nguyễn Thị Phương Hà sinh ra ở Nghệ An. Mẹ làm giáo viên nhưng sinh Hà xong do công việc bận bịu phải nhờ ông bà ngoại nuôi. Bà ngoại là y sĩ, cạnh nhà lại là Bệnh viện Quỳnh Lưu nơi bà làm việc, nên tuổi thơ của Nguyễn Thị Phương Hà gần như gắn liền với bệnh viện. Cô bé coi bệnh viện là chỗ vui chơi. Hình ảnh người bà và những hoạt động của ngành y đã đi vào tâm trí của Hà từ nhỏ.

Năm 4 tuổi, Phương Hà theo bố mẹ vào TP.HCM mang theo những hình ảnh từ ký ức tuổi thơ. Dù gia đình chuyển hướng làm kinh tế, bố mẹ muốn Hà nối nghiệp gia đình, song cô nữ sinh chuyên Lê Hồng Phong vẫn âm thầm đeo đuổi ước mơ từ thuở bé.

Mặc dù đang học khối A ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhưng quyết tâm “trở thành bác sĩ cứu người giống bà ngoại” đã khiến Phương Hà cố gắng học thêm kiến thức môn Sinh, rồi đăng ký dự tuyển vào trường y dù gia đình không ủng hộ cho lắm. Với năng lực sẵn có, Phương Hà đã dễ dàng ghi tên mình trong top tân sinh viên khoa Y của ĐH Y dược TP.HCM thời bấy giờ.

voi-bsck1-nguyen-thi-phuong-ha-giup-benh-nhan-co-doi-mat-khoe-la-niem-hanh-phuc.jpg
BS.CK1 Nguyễn Thị Phương Hà đang khám mắt cho bệnh nhân. Với BS.CK1 Phương Hà, giúp bệnh nhân có đôi mắt khỏe là niềm hạnh phúc.

Ngược lại với Phương Hà, Hồ Thanh Hưng sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Nhà có rất nhiều con cháu và Hưng là con lớn nhất. Những năm cấp 3, cậu học trò trường Nguyễn Thị Minh Khai mong muốn sẽ trở thành sinh viên Đại học Bách Khoa bởi gia đình có nhiều người học trường này. Thêm nữa, theo Hưng, “con trai thời đó thì phải vào Bách Khoa mới mạnh mẽ”, thế nhưng gia đình lại không muốn như vậy.

Khi lớp 12 chỉ còn lại một học kỳ, trong một lần sang nhà ông bà chơi, Hưng bất ngờ được người lớn nêu mong muốn “cậu chuyển hướng vào ngành Y”. “Nhà cũng đã có nhiều kỹ sư rồi mà chưa có bác sĩ, cả nhà muốn con thi Y”, người chú nói.

Sau khi nhận “Y lệnh”, Hưng choáng mất vài tuần bởi bao nhiêu dự tính trước đó đều là Bách Khoa khối A với Toán – Lý – Hóa, giờ đột ngột phải chuyển sang khối B với Toán – Hóa – Sinh. Tuy nhiên thấy có lý, Thanh Hưng chấp nhận và ôm sách Sinh học miệt mài. Kết quả năm đầu thi đại học ngắn gọn bằng một chữ: “Trượt”. Những tưởng cú ngã ngựa đầu đời sẽ khiến cậu trai tính tình thẳng đuột nản chí, nhưng không, Hưng quyết tâm dùi mài ôn luyện để rồi cuối cùng đã ghi tên mình vào ĐH Y dược TP.HCM trong năm tiếp theo.

Đến vi nhau như định mnh

Mãi sau này, khi đã thành vợ thành chồng, mỗi lần kể lại chuyện quen nhau ngày trước, Thanh Hưng vẫn thầm cảm ơn lần thi trượt đại học của mình. “Bởi không có lần đó, Hưng có thể đã mãi mãi không là gì của Hà”.

Hưng lớn hơn Hà một tuổi, cú trượt đại học đã khiến anh được học cùng khóa với Hà. Mọi thứ ở đại học hoàn toàn mới, ban đầu Hưng chỉ chơi với các bạn nam. Rồi “trời xui đất khiến sao không biết, lúc chia nhóm đi thực tập điều dưỡng, trong nhóm Hưng lại có Hà”. Nhóm có 7 nữ, nhưng không hiểu sao Hưng lại cảm thấy ấn tượng bởi Hà khác biệt hơn so với các cô gái khác. “Không phải vì lúc đó Hà đen đúa hơn các bạn khác, mà vì tính nết của Hà rất dễ mến”. Đến đại học năm 3, Hưng quyết định tỏ tình.

Với Hà, ngày đó nhìn Hưng rất kiểu sinh viên nhà ở thành phố, hotboy dân chơi, ở trường cũng thuộc diện nổi bật được nhiều cô chú ý, nên khi Hưng nói thích mình và tỏ tình, Hà ban đầu không tin, “phần nữa nhìn Hưng lúc đó khó lấy được sự tin tưởng từ phía người lớn”. Trở ngại ban đầu là thế, song từ đó đến khi ra trường, cả hai đã bắt đầu dành nhiều thời gian cho nhau và khắng khít nhau hơn.

bac-si-ho-thanh-hung-luon-tan-tam-voi-tung-benh-nhan.jpg
Bác sĩ Hồ Thanh Hưng đang khám cho bệnh nhân.

Thấy hai con thật lòng yêu nhau, từ e ngại ban đầu, gia đình Hà dần cảm thấy an tâm hơn với chàng rể tương lai, thế nhưng một nỗi lo khác bắt đầu xuất hiện, đó là “chờ hoài không thấy hắn ngỏ lời xin cưới”. Hưng biết điều này, Hưng biết cả Hà và gia đình đều chờ đợi nhưng với khoảng lương quá ít ỏi chưa đến 3 triệu đồng một tháng của một bác sĩ mới ra trường, anh đau đáu chưa dám mạnh dạn mở lời.

“Hà lúc đó làm việc tại Bệnh viện Quận 1, thu nhập không cao. Hưng làm ở Nguyễn Tri Phương với đồng lương còn chưa đủ lo cho mình nên đâu dám xin cưới. Mình là đàn ông phải lo cho vợ. Cưới mà không lo được kinh tế thì khổ cho người ta”. May mắn thay, một năm sau đó, Hưng được nhận việc ở Bệnh viện Tim Tâm Đức. Thu nhập bắt đầu tốt hơn, công việc đúng sở trường yêu thích. Năm 2009, Hưng cầu hôn xin cưới Hà. Năm 2010, Hà và Hưng chính thức về ở chung một nhà.

Khi đã là vợ chồng và lần lượt có hai công chúa nhỏ, Hưng và Hà vẫn bảo nhau rằng, định mệnh đã đưa hai người đến với nhau, bởi ngày đó nếu Hưng không một năm trượt đại học, rồi Hưng không may mắn có được việc làm. Không biết hai cái tên Hưng và Hà có được ở cạnh nhau trên thiệp hồng hay không.

Yêu nhau hơn bởi trái tim cùng nhp “mun cứu người”

Khi được hỏi tại sao chọn ngành Tim mạch, tân bác sĩ Hồ Thanh Hưng ngày nào, giờ đã là phó khoa Ngoại – Tim mạch, Bệnh viện Tim Tâm Đức cho biết, anh chọn ngành là vì vợ.

“Dù sau này theo nghiệp Nhãn, nhưng trước đó vợ tôi lại rất thích ngành Tim. Chính vì thế, thay vì trước đó vẫn nghĩ đàn ông phải theo khoa Ngoại, cuối cùng tôi lại theo ngành Tim để chiều ý người mình yêu thương. Với cô ấy, quả tim là một trong những thứ quan trọng nhất để giữ sinh mệnh con người. Và mãi đến sau này, khi được trực tiếp điều trị những ca cấp cứu tim, nhìn bệnh nhân hồi sinh, tôi thấy vợ mình đã giúp tôi chọn con đường đúng đắn. Đành rằng trong ngành y, chuyên khoa nào cũng quan trọng, song với chuyên ngành Tim mạch, thường xuyên chạy đua với tử thần, kết quả đạt được sau đó đã cho tôi nhận ra rằng, vợ chồng tôi hoàn toàn giống nhau về chữ “Tâm”, bác sĩ Hưng nói.

Về phía Phương Hà, mặc dù ấp ủ theo ngành Tim, nhưng khi về làm việc tại Bệnh viện Quận 1, lúc đó bệnh viện chỉ đang cần bác sĩ ở hai khoa Sản và Mắt. Đắn đo mãi, cuối cùng Hà quyết định chọn khoa Nhãn. “Thôi không được làm Tim mạch thì làm mắt. Trả lại đôi mắt sáng cho mọi người cũng là niềm hạnh phúc to lớn của người bác sĩ”, Hà đã nghĩ vậy.

Công tác được gần 2 năm, dần cảm thấy yêu thích công việc mình đang làm bởi nhiều bệnh nhân được cứu chữa sáng mắt, nữ bác sĩ trẻ Nguyễn Thị Phương Hà đăng ký học sơ bộ chuyên khoa, rồi học chuyên khoa. Vẫn với tình yêu và niềm đam mê tìm lại đôi mắt sáng cho bệnh nhân, sau khi hoàn tất chuyên khoa 1 ngành Mắt, Phương Hà theo làm việc tại trung tâm nhãn khoa của PGS.TS.BS Trần Hải Yến, cũng là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho cô, tại Bệnh viện 30/4. Làm ở đây 5 năm, Phương Hà chuyển đến Bệnh viện Mắt Hoàn Mỹ.

Mọi thứ như cơ duyên, tại Bệnh viện Mắt Hoàn Mỹ, bác sĩ Phương Hà được làm việc với giám đốc chuyên môn, BS.CK2 Huỳnh Tấn Phong. Bác sĩ Phong người con xứ Hậu Giang sinh ra và lớn lên trong trong gia đình nghèo, với quyết tâm học ngành y để vượt khó và để phụng sự cho đời thấy được cái tâm, sự khát khao yêu nghề của cô bác sĩ đồng nghiệp trẻ. Chính bác sĩ Phong là người thầy, người đàn anh đã cũng bác sĩ Phương Hà và một số bác sĩ là đồng nghiệp thân quen thành lập Trung tâm Mắt Sài Gòn – Hikari vào tháng 5 năm 2019.

vo-chong-bac-si-hung-ha-va-hai-nang-cong-chua-nho.jpg
Gia đình BS Phương Hà và Thanh Hưng trong một chuyến đi du lịch.

Bên cạnh đó cũng tại TP.HCM là nơi đi đầu áp dụng phòng khám đủ tiêu chí phẫu thuật giống các nước tiên tiến trên thế giới như Singapore, Nhật, Malay…đây chính là mô hình mà bác sĩ Phương Hà và bác sĩ Tấn Phong đã chọn và hướng tới hoạt động. Với phương châm “Mắt sáng tâm an”, luôn chăm sóc, điều trị bằng chữ “Tâm”, làm việc bằng tất cả sự trân trọng, tình yêu thương, trách nhiệm với cộng đồng Hikari đã khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh lý về mắt và đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi. Đến nay, Hikari đã có 2 cơ sở, một tại số 50 đường số 8, Tân Hưng, quận 7, một ở số 17 đường Bùi Thị Xuân, quận 1.

Cùng với Trung tâm Mắt Sài Gòn – Hikari, từ tháng 9/2023, bác sĩ Phương Hà còn trở thành Cố vấn chuyên môn cao cấp tại Phòng khám chuyên khoa Mắt – Sunshine Eye Care ở số 51 Phạm Viết Chánh, quận 1. Sunshine ra đời là sự kết hợp của 2 trung tâm mắt Sài Gòn Hikari và mắt công nghệ cao 3P Sài Gòn.

Tập trung hơn 30 bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, từ ngày thành lập đến nay, cả Hikari và SunShine đã cùng tạo được uy tín cho hàng trăm nghìn bệnh nhân với các dịch vụ nổi bật như phẫu thuật đục thủy tinh thể, thẩm mỹ mắt, phẫu thuật khúc xạ điều trị cận - viễn - loạn bằng các phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như Clear, FemtoSecond, SmartSurface, nhãn nhi, tầm soát cận thị trẻ em, tầm soát bệnh lý võng mạc đái tháo đường, khám lé, điều trị nhược thị…

Không chỉ làm tốt các dịch vụ dịch vụ, Hikari và SunShine còn hướng đến cộng đồng với việc tổ chức nhiều đoàn khám mắt và phát thuốc miễn phí cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ở mọi miền tổ quốc. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, một đôi mắt khỏe đẹp không chỉ là việc ta phải chăm sóc hằng ngày, mà hơn hết là việc bảo vệ đôi mắt trước nhiều nguy cơ bệnh lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc kiểm tra thăm khám tầm soát định kỳ là hết sức quan trọng đối với sức khỏe mắt ở bất cứ giai đoạn nào của tuổi tác”, bác sĩ Phương Hà thường nói với các bệnh nhân như thế.

Trong thời điểm kinh tế còn nhiều khó khăn, hầu hết các dịch vụ, kể cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phải cạnh tranh quyết liệt, khi được hỏi về triết lý kinh doanh của mình, vợ chồng bác sĩ Thanh Hưng – Phương Hà đồng lòng với nhau rằng, dù khó khăn đến mấy thì giá trị cốt lõi của người thầy thuốc vẫn là lấy bệnh nhân làm trung tâm, cung cách phục vụ chu đáo tận tâm, chuyên nghiệp, trách nhiệm và phải giữ vững đạo đức, trí tuệ.

“Với chúng tôi, đã là bác sĩ thì phải lấy việc giúp người, cứu người lên làm kim chỉ nam. Bây giờ và mãi mãi vẫn như thế”, bác sĩ Hồ Thanh Hưng nói.

Tập trung hơn 30 bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, từ ngày thành lập đến nay, cả Hikari và SunShine đã cùng tạo được uy tín cho hàng trăm nghìn bệnh nhân với các dịch vụ nổi bật như phẫu thuật đục thủy tinh thể, thẩm mỹ mắt, phẫu thuật khúc xạ điều trị cận - viễn - loạn bằng các phương pháp tiên tiến nhất hiện nay như Clear, FemtoSecond, SmartSurface, nhãn nhi, tầm soát cận thị trẻ em, tầm soát bệnh lý võng mạc đái tháo đường, khám lé, điều trị nhược thị...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gia đình bác sĩ “yêu nhau từ ánh mắt đến trái tim”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO