Cha đẻ MOF mang loại vật liệu hiện đại nhất thế giới đến Việt Nam

Anh Thư| 29/03/2011 09:18

Trong khuôn khổ hội thảo “Hoá học các vật liệu khung cơ – kim và các vật liệu liên quan” do Bộ khoa học và công nghệ, Đại học quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) và Đại học <_st13a_state w:st="on">California, <_st13a_city w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Los Angeles (UCLA) tổ chức, nhà khoa học nổi tiếng thế giới: GS. Omar Yaghi, người phát minh ra vật liệu MOF đã trình bày về loại vật liệu tiên tiến này. Ông cho biết, sẽ hết lòng giúp đỡ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam nghiên cứu về MOF, trước mắt là thành lập Trung tâm MANAR Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.

Một loại vật liệu siêu việt – hướng nghiên cứu mới dành riêng cho Việt Nam

GS. Omar Yaghi hiện là Giám đốc Mentoring toàn cầu hay còn gọi là Trung tâm MANAR - <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">USA thuộc UCLA. GS. Yaghi nổi tiếng thế giới vì đã phát minh và tổng hợp vật liệu khung cơ kim (metal organic frameworks – MOF). Theo xếp hạng của Thomson Reuters dựa trên chỉ số trích dẫn, ông là nhà hóa học đứng thứ hai trong 100 nhà hóa học hàng đầu thế giới của thập kỷ 2001 - 2010. Ông cũng là người đề xướng và thành lập các trung tâm nghiên cứu, đem lại cơ hội học tập và nghiên cứu cho thế hệ trẻ nhiều nư­ớc trên thế giới, trong đó có Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam. Các trung tâm này cùng tạo nên một hệ thống MANAR toàn cầu. Trung tâm MANAR Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam cũng sẽ là thành viên trong hệ thống này.

Vật liệu MOF có độ xốp cao, được tạo thành khi các ligand carboxylat hữu cơ gắn kết với các cluster kim loại, tạo ra cấu trúc khung không gian ba chiều với những lỗ xốp có kích thước ổn định. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại vật liệu này là bề mặt riêng cực lớn, tới hàng ngàn mét vuông nhưng chỉ nặng 1g. Nói khác, chỉ 1g vật liệu MOF đã có diện tích bề mặt tương đương cả một … sân bóng đá! Các vật liệu MOF có khả năng lưu giữ các khí mà người ta không muốn xả thẳng ra môi trường như carbonic, hoặc dùng để lưu giữ các loại khí làm nhiên liệu cho xe ô tô… Việc dùng các bình chứa có vật liệu MOF bên trong sẽ tăng đáng kể (tới hàng chục lần) khả năng lưu trữ các loại khí này so với bình thông thường. Chính bởi lý do đó MOF được xem như là vật liệu của tương lai, có khả năng tạo nên những thay đổi mang tính cách mạng đối với những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, bảo vệ môi trường, y tế...

Gần đây, GS. Yaghi lại đi tiên phong trong nghiên cứu một loại vật liệu hoàn toàn mới: ECO (evolving components). Đây là một loại vật liệu có tiềm năng rất lớn trong ứng dụng vào bảo vệ môi trường, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng, tách khí carbonic ra khỏi hỗn hợp khí,… Một điều đáng chú ý: hướng nghiên cứu này GS.Yaghi muốn dành riêng cho các nhà khoa học và sinh viên Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.

Tuyển thẳng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đi đào tạo tiến sĩ MANAR

Với sự giúp đỡ nhiệt tình của GS Yaghi, từ 2008 các nhóm nghiên cứu vật liệu MOF đầu tiên của Việt Nam đã hình thành tại Trường ĐH bách khoa và ĐH khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG-HCM. Những đề tài nghiên cứu đã được triển khai thành công, kết quả được thể hiện qua các bài báo quốc tế, báo cáo tại hội thảo khoa học, những thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp về lĩnh vực MOF.

Sau những thành quả ban đầu, ĐHQG-HCM và UCLA đã quyết định cùng thành lập Trung tâm MANAR Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam ( MANAR: vật liệu cấu trúc phân tử và nano) với mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu xuất sắc được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận. Hợp tác với GS. Yaghi và các khoa học hàng đầu thế giới, Trung tâm sẽ thực hiện các nghiên cứu đỉnh cao, nhanh chóng tiếp cận và nắm vững các công nghệ mũi nhọn của thế giới, có khả năng giải quyết những vấn đề nóng toàn cầu như bảo vệ môi trường, tạo ra các nguồn năng lượng sạch. Đồng thời đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao. Trung tâm cũng sẽ hợp tác với các tập đoàn công nghiệp để thực hiện các nghiên cứu theo đặt hàng và chuyển giao công nghệ.

Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi từ các trường ĐH của Việt Nam sẽ được tuyển thẳng vào chương trình liên kết đào tạo tiến sĩ MNAR của ĐHQG-HCM và UCLA, học và nghiên cứu 2 năm đầu tại ĐHQG-HCM, sau đó sang UCLA tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện luận án tiến sĩ trong thời gian 2 - 3 năm còn lại. Nghiên cứu sinh sẽ được cấp học bổng toàn phần trong thời gian học ở Việt Nam và Mỹ. Hiện nay chương trình đã tuyển được 7 nghiên cứu sinh cho đợt tuyển sinh đầu tiên và đã nhập học tháng 9 năm học 2010 – 1011, đến tháng 5/2011 sẽ tuyển sinh đợt thứ hai. Nghiên cứu sinh Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam được đào tạo theo mô hình Mentoring (mô hình kèm cặp), đã được GS. Yaghi và các đồng nghiệp áp dụng đào tạo thành công nhiều nhà khoa học trẻ, đã thành danh ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Triết lý của mô hình này là tạo ra một truyền thống làm việc với kết quả xuất sắc đầy sáng tạo giữa các thế hệ thầy – trò, thông qua truyền đạt các bí quyết (know- how).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cha đẻ MOF mang loại vật liệu hiện đại nhất thế giới đến Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO