Avatar - Bước đột phá về công nghệ làm phim

THANH HÀ| 24/11/2010 09:56

Năm 1995, nhận thấy những bước tiến vượt bậc của đồ họa máy tính (CGI), đạo diễn James Cameron đã nảy ra ý tưởng thực hiện Avatar. Tuy nhiên, khi cùng các chuyên gia phân tích kỹ càng, ông nhận thấy rằng công nghệ thời bấy giờ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, và dự án phải tạm gác lại đến năm 2005.“Với Titanic, đạo diễn Cameron tạo cho người xem cảm giác mình là một phần của lịch sử; còn với Avatar, ông ấy sẽ dùng công nghệ để đưa khán giả đến với tương lai, trong một thế giới khác”. Vì sao nhà sản xuất John Landau có thể khẳng định Avatar được xem như là bước đột phá trong công nghệ làm phim 3D.

Cách tạo hình mới

Trước hết, để thực hiện những cảnh quay trong thế giới được tạo ra từ máy tính, giống như khi đang quay tại phim trường của Hollywood, một chiếc máy quay phim ảo được kỹ sư thiết kế dành riêng cho Avatar. Nó cho phép đạo diễn nhìn thấy không chỉ những người Na’vi cao 3 mét, hoàn thiện với đuôi những đôi mắt vàng óng, còn cho Camaron quan sát được khu rừng nhiệt đới của Pandora, dãy núi thiêng Hallelujah, hay khu vực Hell’s Gate, thuộc địa của con người trên Pandora.

Kế tiếp, tạo hình của người Na’vi trong phim có nhiều nét khác biệt bởi Cameron đã không sử dụng biện pháp hóa trang cho các nhân vật ngoài Trái đất có hình dáng giống con người đã được dùng, trong Star Trek và các phim khoa học viễn tưởng khác. Các phương pháp này (hóa trang và thiết kế người ngoài hành tinh để đắp lên khuôn mặt của diễn viên) có khá nhiều điểm hạn chế như vị trí của đôi mắt, bố trí, và kích thước của cơ thể là không thể thay đổi, trở thành vật cản ngăn cách diễn viên với ống kính máy quay.

Các cơ thể hiện thân (Avatar) sẽ mang những nét riêng của diễn viên nhưng những phần chủ yếu sẽ được chuyển đổi. Đôi mắt của người Na’vi to gấp đôi mắt người và nằm ở vị trí xa nhau hơn. Người Na’vi mảnh dẻ hơn con người, họ có một chiếc cổ dài hơn, cấu trúc xương và cơ khác biệt, điểm rõ nhất là bàn tay chỉ có 3 ngón. Công nghệ đồ họa máy tính khoác lên các nhân vật một lớp da trong mờ giống như da thật. Trong những khuôn hình có ánh sáng rực rỡ, màu đỏ của máu dưới lớp da có thể quan sát được ở vành tai của người Na’vi. Ngoài ra, đội ngũ thiết kế không sử dụng hệ thống thu chuyển động dùng các điểm đánh dấu trên người diễn viên mà các diễn viên sẽ đội một chiếc mũ gắn camera hướng vào khuôn mặt của họ. Thiết bị này sẽ thu lại mọi hoạt động của cơ mặt dù là nhỏ nhất để tái tạo lại trên nhân vật được tạo ra bởi máy tính, chuyển động của mắt cũng sẽ được ghi lại, điều mà trước đây chưa được thực hiện. Ngoài ra hệ thống ghi hình mới này cho phép các nhà làm phim thực hiện những cảnh quay rộng hơn thay vì bị giới hạn khoảng cách như các hệ thống thu hình động cũ.

Hiệu ứng hình ảnh mới Phần hiệu ứng hình ảnh trong phim được thực hiện bởi đội ngũ WETA Digital (ê-kíp từng cùng đạo diễn Peter Jackson sản xuất thành công những nhân vật của trí tưởng tượng như Gollum trong Lord of the Rings, chú King Kong khổng lồ trong bộ phim cùng tên và đã đoạt giải Oscar) trong hơn một năm trời. Thế nhưng, Avatar được tạo nên từ CGI và diễn xuất của các diễn viên. WETA đã thực hiện những phần đồ họa rất lớn để các nhân vật hoạt động chính xác như các diễn viên thực hiện, nhưng cũng không loại bỏ một chút nào phần diễn xuất đó. Chỉ có một vài chi tiết mà các nhà đồ họa phải thêm thắt vào là cái đuôi và đôi tai dài của người Na’vi, những cử động quất đuôi hay cụp tai được thiết kế thêm nhằm tạo tính tương đồng với biểu hiện cảm xúc của nhân vật trong phim.

Đối với Avatar, điều quan trọng nhất là đạt được sự chân thực tuyệt đối trong diễn xuất của các nhân vật. Các nhân vật kỹ xảo trong phim có thể nói là rất thật, có hồn, và rất biểu cảm. Tất cả các cử động của họ đều là tái hiện từ những động tác thật của các diễn viên, kể cả những động tác tay nhỏ nhặt nhất. Theo lời Cameron, cách làm phim như vậy sẽ cho diễn viên có thêm công cụ để thể hiện, giúp xây dựng nên nhân vật mà không bị giới hạn về hình thức, phục trang, tuổi tác, thậm chí là cả giới tính của nhân vật. Ngoài ra, các diễn viên cũng sẽ không bị gây xao nhãng bởi các thiết bị ánh sáng, dàn máy quay, hệ thống ray trượt... trong quá trình quay.

Được thực hiện ở định dạng 3D nổi, vì thế, không chỉ riêng WETA cùng tất cả các nhà cung cấp hiệu ứng hình ảnh khác cho phim cũng phải thực hiện phần đồ họa trên 3D, thậm chí tất cả cảnh người đóng của các diễn viên cũng phải được ghi hình 3 chiều. Để thực hiện được điều này, đạo diễn Cameron đã sử dụng hệ thống camera hợp nhất (fusion camera system). Phải mất 7 năm để hoàn thiện hệ thống máy quay này và nó hoạt động hoàn hảo trong quá trình quay phim, và rất thuận lợi để ghép các cảnh quay thật với các kỹ xảo. Với sự phát triển của các công nghệ tối tân, Cameron có thể tạo một thế giới như thật, tuy có các chi tiết ngoài hành tinh, nhưng hoàn toàn tự nhiên với con mắt người xem. Hơn một Petabyte (1 ngàn terabyte) là dung lượng cần dùng để lưu trữ tất cả kỹ xảo dùng trong Avatar (Titanic của Cameron dùng 2 terabyte).

Trong phần lớn quá trình quay các bộ phim khác, khâu dựng phim bắt đầu ở giai đoạn hậu kỳ, nhưng với Avatar, đạo diễn Cameron và các đồng nghiệp đã bắt đầu với những chuỗi ghi hình đầu tiên trong quá trình tiền sản xuất. Các nhà dựng phim luôn hiện diện trong quá trình quay phim, họ chuyển tới WETA các chuỗi cảnh cứ mỗi tháng một lần và tiến hành dựng từng chặng một. James Cameron đã mất 14 năm để theo đuổi dự án Avatar và ông mất 4 năm để hoàn thiện bộ phim này.

Công nghệ chiếu phim RealD

Có hơn 4.500 phòng chiếu trên 48 nước cài đặt ReadD cho đợt công chiếu Avatar. RealD 3D tăng thêm chiều sâu và đưa người xem vào giữa những pha hành động. Đây là công nghệ kỹ thuật số 3D của ngày nay và là kỹ thuật điện ảnh 3D được sử dụng rộng rãi với hơn 9.000 màn ảnh đăng ký hợp tác. Kính sử dụng với RealD 3D trông như những cặp kính đen, nhưng chúng có thể tái sử dụng và được thiết kế thích hợp cho mọi khán giả màn ảnh rộng.

Khán giả Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam cũng đã được thưởng thức Avatar với hai phiên bản 3D và 2D cùng thời điểm với Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Avatar - Bước đột phá về công nghệ làm phim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO