Ảnh hưởng do động đất tới công trình thủy điện Xayabury tại Lào

17/05/2011 21:31

Xayabury là một công trình thủy điện được dự kiến xây dựng tại hạ du dòng chính của sông <_st13a_place w:st="on">Mekong. Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách đồng bằng sông Cửu Long gần 2.000 km. Đập thủy điện dự kiến dài 810 mét, cao 32 mét, công suất dự kiến 1.260 MW.<_o3a_p>

Trong khi Chính phủ Lào cho rằng dự án Xayabury là một mô hình tạo năng lượng sạch, xanh và sẽ giúp ích cho nền kinh tế 6 tỷ USD, giúp cải thiện cuộc sống của gần 6 triệu dân, thì các nước ở hạ lưu sông Mekong và Ủy hội sông Mekong lại cho rằng việc xây dựng đập Xayabury sẽ đe doạ xấu tới nguồn thủy sản, và sản xuất lúa ở vùng hạ lưu sông Mekong.

Theo các kết quả nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong, 11 dự án đập thủy điện trên sông này có thể biến 55% chiều dài con sông thành hồ chứa, dẫn đến sụt giảm 500 triệu USD giá trị nông sản mỗi năm, cắt giảm 30% lượng protein của người Lào và người Thái. Các nước Thái Lan, Campuchia và Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam cho rằng cần có nghiên cứu sâu hơn về tác động xuyên biên giới của dự án, bởi việc xây dựng con đập sẽ gây hại tới nguồn cung cấp thực phẩm, nước và phù sa ảnh hưởng đến hàng chục triệu người sống hai bên sông. Dư luận quốc tế cũng cho rằng những tác động xuyên biên giới do đập Xayabury gây ra cần được đánh giá một cách thống nhất giữa các chính phủ và nhân dân trong khu vực.

Bài viết này đưa ra một số luận điểm về mức độ an toàn địa chấn tại khu vực dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Xayabury trong bối cảnh chung về tính địa chấn của Lào. Số liệu quan trắc động đất và các kết quả đánh giá độ nguy hiểm địa chấn trên lãnh thổ Lào sẽ là những thông tin hữu ích cho Chính phủ Lào trong việc cân nhắc giữa sự cần thiết xây dựng nhà máy thủy điện Xayabury với những rủi ro mà công trình này sẽ phải chịu đựng dưới tác động của động đất trong tương lai. Các luận điểm đưa ra trong bài viết cũng sẽ góp phần giúp các quốc gia có chung dòng sông Mê Kông trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hợp lý và ra quyết định đúng đắn trong việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên từ dòng sông Mê Kông.

Tính địa chấn bán đảo Đông Dương

Hình 1. Bản đồ địa chấn kiến tạo khu vực bán đảo Đông Dương. Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần.

Bản đồ trên hình 1 biểu diễn phân bố của các chấn tâm động đất ghi nhận được và các hệ thống đứt gẫy kiến tạo có khả năng sinh chấn trên toàn khu vực Đông Dương. Từ bản đồ này, có thể thấy Lào và Việt Nam là hai quốc gia có độ hoạt động động đất mãnh liệt hơn rất nhiều so với Campuchia. Trong khoảng thời gian từ năm 1903 đến năm 2011, tổng cộng đã có tới 371 trận động đất xảy ra trên lãnh thổ ba nước Đông Dương, trong đó có 11 trận có độ lớn trên 6 độ Rích ter. Một đặc điểm nữa có thể nhận thấy từ bản đồ này là phần lớn động đất xảy ra tập trung chủ yếu trên phần phía bắc lãnh thổ hai nước Việt Nam và Lào, nơi có những hệ thống đứt gẫy sâu đã từng là nguồn phát sinh những trận động đất mạnh trên 6,7 độ Rích ter như đứt gẫy Điện Biên – Lai Châu, đứt gẫy Sơn La, v.v…

Hoạt động động đất trên lãnh thổ Lào

Là một quốc gia không có biển, Lào không bị đe dọa bởi hiểm họa sóng thần, tuy nhiên động đất lại là một mối hiểm họa tiềm ẩn. Do Lào không có mạng lưới đài trạm ghi động đất cho tới trước năm 2010, phần lớn số liệu động đất trên lãnh thổ Lào được lấy từ các mạng lưới đài trạm địa chấn của các nước lân cận như Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, Trung Quốc, Thái Lan và mạng lưới đài trạm địa chấn quốc tế.

Hình 2. Bản đồ địa chấn kiến tạo lãnh thổ Lào. Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần.

Trong khoảng thời gian từ năm 1903 đến nay, trên lãnh thổ Lào đã ghi nhận được 119 trận động đất, trong đó có tới 5 trận có độ lớn vượt quá 6 độ Rích ter. Một điều đáng chú ý là vị trí dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Xayabury trên sông Mê Kông nằm ngay trên lãnh thổ Bắc Lào, nơi có độ hoạt động địa chấn mãnh liệt nhất trên toàn đất nước. Từ bản đồ trên hình 2, có thể thấy phần lớn động đất xảy ra trên phần lãnh thổ Bắc Lào, trong đó có hai trận động đất mạnh nhất ghi nhận được bằng máy với các thông số như sau:

Động đất mạnh 6,9 độ Rích ter, xảy ra vào lúc 09 giờ 07 phút 14 giây ngày 24 tháng 6 năm 1983 (tọa độ 21,4 độ vĩ Bắc, 102,6 độ kinh Đông);

Động đất mạnh 6,6 độ Rích ter, xảy ra vào lúc 15 giờ 56 phút 14 giây ngày 16 tháng 5 năm 2007 (tọa độ 20,55 độ vĩ Bắc, 100,90 độ kinh Đông);

Ngoài những trận động đất mạnh xảy ra ngay trên lãnh thổ Lào, khu vực Bắc Lào còn bị đe dọa bởi ảnh hưởng do lan truyền chấn động từ những trận động đất mạnh có chấn tâm nằm trên lãnh thổ các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Thái lan và Myanmar như các trận động đất sau đây:

Động đất Điện Biên năm 1935 mạnh 6,8 độ Rích ter, xảy ra trên lãnh thổ Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam (tọa độ 21,08 độ vĩ Bắc, 103,25 độ kinh Đông);

Động đất Tuần Giáo năm 1983 mạnh 6,7 độ Rích ter, xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam (tọa độ 21,77 độ vĩ Bắc, 103,4 độ kinh Đông);

Động đất năm 1935 mạnh 6,8 độ Rích ter, xảy ra trên lãnh thổ Thái lan sát biên giới với Lào (tọa độ 19,5 độ vĩ Bắc, 101,0 độ kinh Đông);

Động đất năm 2011 mạnh 6,8 độ Rích ter, xảy ra trên lãnh thổ Myanmar sát biên giới với Lào (tọa độ 20.705 độ vĩ Bắc, 99,949 độ kinh Đông);

Để hình dung được mức độ nguy hiểm của khu vực Bắc Lào về mặt địa chấn, có thể xét một ví dụ cụ thể sau đây. Về độ lớn, các trận động đất mạnh liệt kê trên đây tương đương với trận động đất 6,8 độ Rích ter xảy ra ở Kô Bê, Nhật Bản ngày 17 tháng 1 năm 1995 gây ra thiệt hại nặng nề cho đất nước Nhật Bản, với khoảng 6.434 người bị thiệt mạng (ước tính vào ngày 22 tháng 12 năm 2005) và khoảng 10.000 tỷ Yên, xấp xỉ 2,5% GDP của Nhật Bản lúc đó, tương đương khoảng 102,5 tỷ USD.

Đánh giá khả năng xảy ra động đất mạnh tại khu vực Bắc Lào và ảnh hưởng của động đất tới vị trí dự kiến xây dựng thủy điện Xayabury

Động đất là hệ quả của các vận động kiến tạo. Theo một quy luật đã được biết đến rộng rãi, chấn tâm các động đất mạnh thường không phân bố đều trên bề mặt Trái Đất, mà thường tập trung dọc theo các đới đứt gẫy kiến tạo sâu, đóng vai trò ranh giới ngăn cách các địa khối lớn trong lớp vỏ rắn của Trái Đất. Tùy theo kích thước và khả năng phát sinh động đất, các hệ đứt gẫy được phân theo cấp, theo đó nhóm cấp 1 bao gồm các đứt gẫy nội mảng thạch quyển, đóng vai trò phân chia các vi mảng, còn nhóm cấp 2 bao gồm các đứt gẫy đóng vai trò phân chia các địa khối, các đới cấu trúc nằm trong lớp vỏ Trái Đất.

Trên lãnh thổ Lào tồn tại hai khu vực có chế độ vận động kiến tạo khác nhau. Vùng Bắc Lào đặc trưng bởi sự hoạt động kiến tạo mạnh mẽ với các hệ thống đứt gẫy sâu ngăn cách các địa khối được xếp vào loại đứt gẫy cấp 1 và có phương chủ đạo là Đông Bắc – Tây <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam. Tiêu biểu nhất trong số các hệ đứt gẫy loại này là hệ đứt gẫy Lai Châu – Điện Biên, chạy từ lãnh thổ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam theo hướng á kinh tuyến, rồi chuyển sang hướng Đông Bắc - Tây <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam khi chạy sang lãnh thổ Lào. Đây là hệ đứt gẫy được coi là nguồn phát sinh ra trận động đất Điện Biên năm 1935 có độ lớn 6,8 độ Rích ter.

Trong khi đó, lãnh thổ Trung và Nam Lào có mức độ hoạt động kiến tạo thấp hơn hẳn. Trên toàn khu vực Trung Lào chỉ có một số hệ đứt gẫy cấp 2, có khả năng phát sinh các trận động đất trung bình và nhỏ chạy từ lãnh thổ Việt Nam sang Lào theo hướng Tây bắc – Đông Nam như hệ đứt gẫy Khe Giữa - Cửa Tùng, hệ đứt gẫy Trường Sơn. Động đất xảy ra trên các đới đứt gẫy này thưa thớt và nhỏ hơn hẳn so với trên khu vực Bắc Lào. Động đất mạnh nhất ghi nhận được trên khu vực Trung Lào xảy ra năm 1997 có chấn tâm trùng với vị trí của đới đứt gẫy Trường Sơn chỉ đạt tới độ lớn 5,7 độ Rích ter.


Hình 3. Chấn tâm các trận động đất mạnh đã ghi nhận được dọc theo đứt gẫy sinh chấn Lai Châu – Điện Biên và vị trí dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện Xayabury. Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần.


Bản đồ trên hình 3 biểu diễn chi tiết vị trí dự kiến xây dựng đập thủy điện Xayabury và phân bố chấn tâm của các trận động đất mạnh nhất đã ghi nhận được bằng máy trên lãnh thổ Bắc Lào và lân cận. Từ bản đồ này, có thể đưa ra một số nhận xét sau đây:

Vị trí của các chấn tâm động đất có độ mạnh từ 6,0 đến 6,9 độ Rích ter chỉ nằm cách vị trí xây dựng đập từ 100 đến 240 km. Ngoài ra, mật độ phân bố cao của các trận động đất này xung quanh vị trí dự kiến xây dựng đập cho phép dự báo khả năng trong tương lai công trình sẽ tiếp tục phải chịu đựng các rung động địa chấn mạnh tương đương;

Đáng kể hơn, có thể thấy vị trí của hệ đứt gẫy cấp 1 Lai Châu – Điện Biên dường như hướng thẳng về phía vị trí xây dựng đập. Cần nhấn mạnh rằng trên hệ thống đứt gẫy này đã ghi nhận được những trận động đất mạnh tới 6,8 độ Rích ter (động đất Điện Biên năm 1935, động đất ở Lào năm 1983). Trên đoạn đứt gẫy nằm trên đất Lào cũng đã ghi nhận được một trận động đất có độ lớn 5,6 độ nằm cách vị trí xây dựng đập khoảng 160 km (hình 3).

Nhìn chung,về mặt an toàn địa chấn, khu vực được lựa chọn để xây dựng nhà máy thủy điện Xayabury nằm ở Bắc Lào, là khu vực có độ nguy hiểm động đất cao nhất trên đất nước Lào. Nếu được xây dựng, nhà máy thủy điện Xayabury chắc chắn sẽ phải chịu tác động của các rung động địa chấn trong tương lai. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn địa điểm xây dựng, đồng thời cần triển khai các nghiên cứu đánh giá định lượng độ nguy hiểm và độ rủi ro động đất cho công trình xây dựng nhà máy thủy điện trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ảnh hưởng do động đất tới công trình thủy điện Xayabury tại Lào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO