Giáo dục

ThS. Phạm Doãn Nguyên - Phó Hiệu trưởng UEF: 'Lưu ý về chọn ngành đăng ký xét tuyển đại học năm 2024'

Công Chương 05/03/2024 - 13:41

Hiện nay, một số trường đại học đã công bố dự kiến đề án tuyển sinh năm 2024, theo đó các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển như xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi riêng, dựa vào kết quả học bạ THPT, xét tuyển thẳng…

Theo ThS Phạm Doãn Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM (UEF), nhiều trường dự kiến mở thêm những ngành học mới, trong đó các ngành liên quan đến ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kinh doanh số… được các trường đầu tư mở mới khá nhiều, điều đó cũng phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu rất cao về nhân lực của thị trường lao động, các trường mở thêm nhiều ngành mới giúp học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn, tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học và trường mình mong muốn…

doan-nguyen.jpg
ThS Phạm Doãn Nguyên - Phó Hiệu trưởng UEF tư vấn cho các học sinh.

Thí sinh cần lưu ý, mặc dù các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau nhưng khi trúng tuyển sinh viên học chung với nhau, chương trình đào tạo như nhau, môi trường học tập như nhau, hưởng thụ các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như nhau, giá trị bằng cấp như nhau không có bất kỳ sự phân biệt nào... Vì vậy, thí sinh có thể lựa chọn các phương thức xét tuyển phù hợp và thuận lợi nhất, đặc biệt nên sử dụng cơ hội xét tuyển sớm như xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT, dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực… để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường Đại học, phần nào giảm áp lực thi cử.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngành nghề hiện nay các bạn thí sinh đang có xu hướng lựa chọn những lĩnh vực ngành nghề công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật, bán dẫn vi mạch, kinh doanh số, kinh tế số, thương mại điện tử, kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế… Tuy nhiên, quan trọng nhất là thí sinh phải định vị được bản thân (thế mạnh, sở trường, niềm đam mê, yêu thích), định vị được ngành nghề (những yêu cầu cần thiết của ngành nghề, cả những hào quang và mặt trái, áp lực của ngành nghề), định vị thị trường lao động để từ đó chọn ngành học phù hợp.

Riêng đối với Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), năm 2024, nhà trường xét tuyển 36 ngành, trong đó có 2 ngành mới là Kinh tế số và Kỹ thuật phần mềm. Tất cả các ngành tại UEF đều xét tuyển theo 4 phương thức: Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM, dựa vào học bạ THPT lớp 12 tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên, dựa vào học bạ THPT điểm trung bình 3 học kỳ từ 18 điểm trở lên. Năm nay, nhà trường tiếp tục dành tặng cho thí sinh tham gia xét tuyển chính sách học bổng với nhiều loại học bổng không giới hạn 25%, 35%, 50%, 75%, 100%.

“Đặc biệt, nhà trường trao các suất học bổng với giá trị 40% toàn khóa học cho thí sinh là con, em của các giáo viên, lãnh đạo các trường THPT, cán bộ các Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường cũng trao học bổng tài năng cho thí sinh có thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, thí sinh đạt thành tích cao lĩnh vực văn hóa - văn nghệ - thể thao cấp tỉnh, cấp quốc gia với các mức học bổng từ 25%, 50%, 75% đến 100% tùy theo cấp độ của cuộc thi và thành tích đạt được... UEF nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT đợt 1 đến ngày 31/03/2024.” - ThS Phạm Doãn Nguyên lưu ý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ThS. Phạm Doãn Nguyên - Phó Hiệu trưởng UEF: 'Lưu ý về chọn ngành đăng ký xét tuyển đại học năm 2024'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO