Exposure Bracketing (phơi sáng mở rộng)
Trong quá trình sử dụng, nhiều lúc bạn sẽ thấy máy ảnh kỹ thuật số không tính toán chính xác độ phơi sáng cho hình ảnh mà bạn chụp, do điều kiện ánh sáng phức tạp lúc chụp ảnh. Điều này có thể do sự tương phản mạnh mẽ giữa khu vực ánh sáng và bóng tối trong khung cảnh, lúc này Exposure Bracketing sẽ có ích.
Bracketing là tên được đặt cho một loạt các bức ảnh (3 tấm) được chụp bởi điều chỉnh thủ công hoặc tự động ở các mức phơi sáng khác nhau. Bức ảnh đầu tiên được chụp với thông số mặc định do bạn thiết lập, bức thứ hai có mức phơi sáng cao hơn, và bức thứ ba có mức phơi sáng thấp hơn một chút.
Chẳng hạn, nếu máy ảnh được thiết lập mức phơi sáng 1/125 tại f/5.6, ISO 100 thì các bức ảnh sau sẽ chụp ở mức 1/60 và 1/200, trong khi khẩu độ và ISO được giữ nguyên.
Chế độ Auto Exposure Bracketing (AEB) có thể là một lựa chọn có sẵn dựa trên bức ảnh mới vừa được chụp gần nhất và chế độ nâng cao trên DSLR. Bạn có thể kiểm tra hướng dẫn sử dụng máy ảnh để xem máy có tính năng này hay không. Bạn có thể chọn khoảng thời gian mà ở đó máy tự động mở rộng (ví dụ: +1EV và -1EV). Khi bấm nút chụp, máy ảnh sẽ tự động lấy khung mở rộng đầu tiên và sẽ tiếp tục các khung tiếp theo.
Một trường hợp có thể cho thấy sự hữu ích của Exposure Bracketing là chụp ảnh đám cưới. Tính năng này giúp đảm bảo bạn nhận được những bức ảnh có độ phơi sáng tốt nhất.
Dựa vào các thông tin trên, có thể thấy Exposure Bracketing có cách thực hiện khá giống với chế độ HDR (High Dynamic Range), nhưng nó trộn nhiều mức phơi sáng khác nhau vào một cảnh.
Exposure compensation (bù sáng)
Một sự thay thế cho Exposure Bracketing và AEB chính là bù sáng. Tất cả các máy ảnh DSLR đều có một nút bù sáng để điều chỉnh khi thiếu sáng hoặc thừa sáng trong quá trình chụp. Điều này có thể hữu ích nếu máy của bạn không được cung cấp tính năng Expo sur e Bracketing.
Tùy thuộc vào chế độ chụp đang sử dụng, máy ảnh sẽ điều chỉnh khẩu độ hoặc màn trập dựa trên độ bù sáng mà bạn thiết lập.
Bù sáng không làm việc trong chế độ Manual vốn là lựa chọn cho phép bạn toàn quyền kiểm soát các giá trị khẩu độ, màn trập và ISO. Nó có thể điều chỉnh thước đọc ánh sáng, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến mức phơi sáng cuối cùng.
Histogram (biểu đồ)
Đây là một trong những công cụ hữu ích nhất để xác định độ phơi sáng. Cũng giống như các biểu đồ thống kê được đặt theo tên, biểu đồ của máy ảnh sẽ cho thấy sự phân bố màu sắc trên một hình ảnh.
Nếu biểu đồ tập trung nâng cao phía bên trái, có nghĩa là thiếu sáng, trong khi bênphải có nghĩa là thừa sáng. Cả hai trường hợp này đều có thể gây ra các vấn đề chất lượng với bức ảnh của bạn.
Giá trị phơi sáng ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu độ, màn trập và ISO. Cách tốt nhất để sử dụng nó là giữ cho các biểu đồ hoạt động trên màn hình LCD khi bạn chụp một hình ảnh. Nó thường được kích hoạt trên màn hình bằng cách sử dụng nút Display hoặc Information, nhưng tốt nhất hãy xem hướng dẫn sử dụng đi kèm máy để biết các chi tiết.
Biểu đồ cũng có thể được kích hoạt khi xem lại hình ảnh trong chế độ Playback. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật sử dụng biểu đồ, bạn có thể truy cập vào địa chỉ http:// goo.gl/TPLGch.
Sử dụng màn hình LCD của máy ảnh có vẻ như là một lựa chọn tốt để kiểm tra biểu đồ, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ không cung cấp cho bạn khả năng đọc độ phơi sáng chính xác. Nếu muốn sử dụng màn hình và tránh biểu đồ, bạn hãy thay đổi độ sáng trước để đảm bảo rằng nó được thiết lập ở một giá trị trung bình, không quá sáng hoặc quá tối.
Thay đổi thước đo
Thước đo là phương pháp để máy ảnh đọc nguồn ánh sáng. Các nhà sản xuất sử dụng các thước đo khác nhau, dưới đây là các loại phổ biến nhất mà bạn có thể gặp.
- Centre-weighted/Average: Nó sẽ tính toán ánh sáng xung quanh dựa trên một diện tích tương đối lớn của khung hình, từ trung tâm ra phía các cạnh. Điều này rất hữu ích cho việc chụp ảnh cảnh quan hoặc ảnh lớn, khi mà toàn bộ khung cảnh đều cần phải được tính toán độ phơi sáng chính xác.
- Spot sẽ xác định độ phơi sáng từ một khu vực rất nhỏ trong khung, thông thường là trực tiếp ở trung tâm, nhưng một số máy ảnh cho phép bạn điều chỉnh khu vực chọn. Sử dụng thước đo Spot khi cần chụp các đối tượng trong trường hợp bạn cần một phép đo rất chính xác khi chụp ảnh chân dung, chụp ảnh có đèn nền, nơi có rất nhiều ánh sáng phát ra từ phía sau một đối tượng.
- Matrix/Evaluative/Multi-zone
Được sử dụng cho việc đọc từ các điểm khác nhau trong khung hình, hoặc các điểm AF hoạt động, kết hợp mỗi đối tượng để xác định độ phơi sáng tổng thể tốt nhất. Một số máy ảnh xác định sự sắp xếp của hình mà bạn đang cố gắng để chụp, và kết hợp nó với một kho lưu trữ các cảnh được xác định trước trong máy ảnh để cung cấp cho bạn mức phơi sáng tốt nhất.
Chụp với chế độ RAW
File RAW là hình ảnh với tất cả các thông tin được lấy từ cảm biến của máy ảnh, có thể hiểu là ảnh chưa được xử lý. Thay vì để máy ảnh xử lý hình ảnh để lưu dưới định dạng JPEG, file RAW cung cấp cho bạn một loạt lựa chọn để xử lý hình ảnh theo ý thích của mình.
Á p dụng đ i ê u chỉnh hình ảnh RAW trong một bộ phần mềm như Lightroom hoặc Photoshop là một phương pháp chỉnh sửa không phá hủy hình ảnh. File nguyên gốc cung cấp cho bạn khả năng khôi phục chi tiết nếu có khuyết điểm trên ảnh gây ra bởi độ phơi sáng.
Ngoài ra, nó còn cho phép bạn điều chỉnh độ cân bằng trắng, và giảm được độ nhiễu gây ra bởi định dạng JPEG, vốn là một định dạng nén và làm suy giảm chất lượng ảnh.
Bạn cũng có thể tinh chỉnh độ phơi sáng trực tiếp thông qua một thanh trượt và xem kết quả trên hình ảnh ngay lập tức, giúp điều chỉnh độ phơi sáng nếu phát hiện có vấn đề ở bức ảnh đầu tiên.