Tài chính

Nền kinh tế số tại Việt Nam chuyển trọng tâm từ tăng trưởng sang lợi nhuận

Đỗ Phương 11/11/2024 - 12:29

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, tăng trưởng GDP của Đông Nam Á được dự đoán sẽ vượt xa các nền kinh tế phát triển trong những năm tới.

Lợi nhuận tăng trưởng

Theo đó, các hãng nghiên cứu ước tính quy mô nền kinh tế số Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái. Đến năm 2030, giá trị giao dịch toàn thị trường (GMV) có thể dao động 90-200 tỷ USD.

Quy mô nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt tối thiểu 90 tỷ USD vào năm 2030. Ảnh: e-Conomy SEA 2024

Những con số tích cực trên cho thấy mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận hoàn toàn có thể song hành. Để thích ứng với nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng Đông Nam Á, các doanh nghiệp dần chuyển hướng từ việc chạy theo tốc độ tăng trưởng sang tập trung vào lợi nhuận bền vững, cùng lúc đó là không ngừng thúc đẩy sự đổi mới.

Bước tiến trong lĩnh vực thương mại điện tử

Lĩnh vực trực tuyến đang thúc đẩy phần lớn sự thay đổi này. Hàng triệu người trên khắp khu vực đang tham gia nền kinh tế kỹ thuật số với tư cách là người sáng tạo, doanh nhân và người tiêu dùng. Sự gia tăng đột biến về người dùng internet này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn thay đổi cách mọi người sống, làm việc và tương tác.

Hiện, thương mại qua video đã giúp thúc đẩy tăng trưởng trong phân khúc thương mại điện tử, chiếm 20% tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến đạt 159 tỷ USD trong năm 2024. Tỷ lệ này tăng lên từ dưới 5% GMV trong năm 2022.

Các ngành vận tải và thực phẩm đóng, du lịch trực tuyến và truyền thông trực tuyến tăng 12-16% so với năm 2023. Ảnh minh họa

Đặc biệt, thị trường thương mại điện tử hiện chiếm phần lớn doanh thu, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 31 tỷ USD vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng này đã chậm lại so với mức tăng 39% từ 23 tỷ USD năm 2022 lên 31 tỷ USD năm 2023.

Trung tâm toàn cầu về AI - Giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt tại Việt Nam

Nền kinh tế số Đông Nam Á đang trải qua thời kỳ chuyển mình đầy năng động khi các doanh nghiệp tìm kiếm những cách thức sáng tạo để đạt được lợi nhuận, góp phần tạo nên một hệ sinh thái bền vững và linh hoạt hơn.

TP.HCM và Đà nẵng đang dẫn đầu về mức độ quan tâm và nhu cầu sử dụng AI tại Việt Nam. Chỉ số quan tâm đến AI của 2 thành phố này đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước. Trong đó, giáo dục, tiếp thị và y tế là những lĩnh vực có nhu cầu tìm kiếm thông tin về AI cao nhất.

Theo đơn vị nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam dự kiến tiếp tục ổn định nhờ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp, bằng chứng là mức lương công chức gần đây đã tăng.

Trong khi sự mất giá của đồng tiền giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, việc giám sát và quản lý tiền tệ thận trọng sẽ rất cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, Việt Nam đang nhanh chóng tiến tới các hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo.

Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. Các sáng kiến của Chính phủ cũng giúp tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi khỏi tiền mặt.

Thanh toán trước khi giao hàng thông qua các phương thức trực tuyến đã trở nên phổ biến với người tiêu dùng tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỷ USD vào năm 2023 lên 149 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến đạt 300-350 tỷ USD vào năm 2030. Dư nợ cho vay kỹ thuật số cũng tăng vọt lên 6 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nền kinh tế số tại Việt Nam chuyển trọng tâm từ tăng trưởng sang lợi nhuận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO