Giá trị dược liệu của trái cà tím

Hoàng Yến| 25/08/2015 19:18

Tên khoa học của cà tím là Solanum melongena L. Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại cây khác. Phần nạc dồi dào carbohydrat và protein, không có chất béo. Ngoài ra, nó còn có các vitamin như B, C, chất khoáng như kali, lưu huỳnh, calci và chất sắt. Không chỉ làm thực phẩm, cà tím còn là thuốc hay để chữa bệnh.

Người Ấn Độ dùng chiết xuất từ nước trái cà tím để giảm sốt và đau nhức cơ thể. Các bộ phận của cây cà tím và phần nạc của cà chữa nhiều bệnh như tiểu đường, đau răng, hen suyễn, viêm tai, viêm cuống phổi, chứng khó tiểu cùng các bệnh lý khác. Trong bài thuốc truyền thống của người Đài Loan, người ta dùng rễ cà tím chữa thấp khớp dạng nhẹ, viêm tấy và đau chân. Còn người Pháp và Tân Guinea dùng nước sắc hoặc chưng cất lá cà tím chữa những vấn đề về bao tử và cuống họng. Một số bài thuốc cổ truyền khác dùng nước ép lá cà tím chữa nhiễm trùng nấm da.

Uống nước cà tím nhiều lần trong ngày giúp ngừa mụn cóc. Nhiều người còn uống nước ép từ lá cà tím chữa những vấn đề về dạ dày. Cà tím chứa một lượng nhỏ nicotin, vì thế ăn cà tím thích hợp với những người muốn bỏ dần thói quen hút thuốc lá, trị bệnh lao phổi, ho và ăn uống kém ngon.

Rễ, lá và thân cây cà tím phơi khô nấu lấy nước để rửa và làm sạch bề mặt vết lở loét. Nó được dùng như một chất giúp giảm xuất huyết bàng quang và những trường hợp băng huyết khác. Phần cuống, đốt thành tro, có thể chữa chứng xuất huyết đường ruột, đau răng và bệnh trĩ.

Lá cà tím có tác dụng giảm đau. Rễ của nó rất công hiệu đối với những bệnh lý các bệnh về da. Hạt cà tím tuy có tác dụng như chất kích thích nhưng thường dùng để chữa táo bón và chứng khó tiêu.

Nước sắc hoặc nước chưng cất của lá cà tím là bài thuốc chữa những vấn đề về dạ dày và cuống họng. Đặc biệt, nước và lá cà tím có tác dụng lợi niệu, chữa lở loét miệng do thời tiết lạnh, vết bỏng.

Bệnh trĩ: lá cà tím nghiền nát có tác dụng chữa bệnh trĩ, dùng dưới dạng dầu thoa hoặc thuốc mỡ để chữa bệnh trĩ.

Ho và hen suyễn: uống nước sắc của rễ cây cà tím. Hoặc nấu chung hai trái cà đã gọt vỏ với hai chén nước, thêm chút đường cọ để uống khi nguội, ngày uống 3 lần.

Giảm đau ngực: cà tím giã nhuyễn trộn với giấm thuốc đắp lên đầu ngực bị sưng hoặc nứt nẻ. Hoặc nghiền nát một trái cà tím để đắp lên vết thương.

Chữa vết thương: nước nấu từ lá và rễ cây cà tím dùng để rửa vết thương và chỗ lở loét.

Tẩy giun: uống nước sắc từ rễ cà tím.

Bệnh khớp: thuốc đắp với lá cà tím nghiền nát chữa những cơn đau liên quan đến bệnh thấp khớp và viêm khớp. Hoặc nấu 15 g rễ cà với 1 chén nước để uống khi nóng (dành cho bệnh nhân viêm khớp).

Bổ gan: để phòng tránh những tác động xấu đến gan hoặc các vấn đề về gan, hãy dùng 30 - 40 g lá và trái cà tím sắc chung với 1 lít nước để uống. Uống trong 3 ngày, sau đó ngưng và bắt đầu uống lại đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chú ý: lá cà tím có tác dụng gây ngủ, vì thế cần thận trọng khi sử dụng làm thuốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giá trị dược liệu của trái cà tím
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO