LTE-U là gì?
Khi tiến hành kết nối Internet cho điện thoại thông minh của mình, điện thoại sẽ kết nối tại một tần số để xử lý tất cả các nhu cầu giao tiếp của nó. Thông thường các nhà mạng mua quang phổ từ một tổ chức cung cấp, chẳng hạn như tại Mỹ thông qua FCC, để các thiết bị kết nối với mạng. Đó là cách mà chúng ta thường thấy các dịch vụ LTE, HSPA, CDMA, 3G, 4G cũng như các dịch vụ khác làm việc.
Tuy nhiên, không phải tất cả quang phổ được dành cho mục đích sử dụng cụ thể. Ví dụ, phổ tần 5 GHz được FCC gán mác “không có giấy phép”, có nghĩa là bất cứ ai cũng đều có thể tạo ra các thiết bị làm việc dựa trên một số quy tắc và quy định để xử lý kết nối không dây hoạt động trên phổ tần này. Nhiều thiết bị wifi mới sử dụng phổ tần này theo quy định của FCC, nhưng hiện nay nhiều nhà cung cấp dịch vụ như Verizon hay T-Mobile muốn sử dụng phổ tần 5 GHz để tăng tốc độ smartphone trong các khu vực bị nghẽn mạng thông qua tiêu chuẩn LTE-U mới.
LTE-U là từ viết tắt của LTE-Unlicensed, đề cập đến kết nối của nó làm việc trong phổ tần 5 GHz mà không cần giấy phép sử dụng. LTE-U không phải được đưa ra để thay thế kết nối LTE hiện tại, nhưng nó bổ sung tốc độ và dịch vụ trong khu vực tắc nghẽn cao. Một thiết bị có thể kết nối với một kết nối LTE điển hình, nhưng có thể kết nối đồng thời với tín hiệu LTE-U nếu đăng ký sử dụng dịch vụ. Do các quy định của FCC mà các thiết bị LTE-U phải đáp ứng các hạn chế về năng lực làm việc như các thiết bị wifi hiện nay gặp phải, bị giới hạn trong phạm vi khoảng 100 mét. Do đó các khu vực như trung tâm mua sắm và sân vận động là mục tiêu chính trong việc cải thiện tắc nghẽn với LTE-U.
LTE-U ảnh hưởng đến wifi như thế nào?
Các tiêu chuẩn LTE-U vẫn đang được phát triển bởi Qualcomm và đối tác của mình. Nghĩa là, các quy tắc kết nối có thể thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiến hóa của công nghệ này. Một mối quan tâm lớn cho những người dùng wifi là LTE-U có thể can thiệp đến tốc độ và hiệu suất của các điểm truy cập wifi gần đó. Trong phổ tần 5 GHz, tất cả các thiết bị wifi riêng biệt kết nối qua các kênh khác nhau thông qua giao thức DFS có thể giảm sự can thiệp tốt hơn.
LTE-U là cần thiết trong khu vực cần sử dụng DFS cho phổ tần 5 GHz, nhưng chưa có thông tin nào xác nhận rằng LTE-U khi kết hợp với DFS sẽ không gây ảnh hưởng đến các điểm truy cập wifi gần đó. Qualcomm khẳng định rằng, LTE-U sẽ không ảnh hưởng đến các thiết lập wifi hiện tại. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, LTE-U có thể được phát triển đi kèm với DFS nhằm giúp hạn chế tác động của nó có thể gây ra với mạng wifi gần đó, và khách hàng sẽ không phải lo lắng trong việc hệ thống chuyển đổi giữa LTE và wifi khi làm việc trong khu vực này.
Trong mọi trường hợp, LTE-U vẫn sẽ có thể gây tắc nghẽn cho phổ tần 5 GHz, gây ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất wifi tùy thuộc vào diện tích tắc nghẽn. Nhiều người đã trải qua tình trạng tắc nghẽn tại những thành phố lớn, nơi rất nhiều router Wi-Fi khác nhau có thể được đặt trong phạm vi của một router khác. LTE-U sẽ làm cho mọi việc khó khăn hơn khi truy cập hệ thống mạng băng thông cao cho các nhu cầu thưởng thức nội dung chất lượng cao, chẳng hạn như video streaming cũng như các dịch vụ VoIP, như Skype hay FaceTime. Đây là thông tin đặc biệt xấu cho Google Fi và Republic Wireless, vốn phụ thuộc vào mạng wifi để cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao cho khách hàng của họ.
Chương tiếp theo nào cho LTE-U?
Dù thế nào đi chăng nữa thì LTE-U vẫn còn đang được thử nghiệm, và nhóm Generation Partnership Project thế hệ thứ 3 (3GPP) vẫn có quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu nó nên hay không nên được đưa vào sử dụng. Hiện các cuộc hội thoại cũng đang diễn ra với wifi Alliance và những nhóm, người ủng hộ khác. Qualcomm, Verizon và T-Mobile quan tâm đến LTE-U, nhưng các công ty khác (chẳng hạn như Google và Cablevision) vẫn còn lo lắng về LTE-U sẽ ảnh hưởng đến mạng wifi hiện có.