Năm 2007, chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025” nhằm tạo ra dạng năng lượng tái tạo được thay cho nhiên liệu hóa thạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường: đến năm 2015 sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 ngàn tấn (pha được 5 triệu tấn E5 và B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu cả nước, và đến 2025 sẽ đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng 5% nhu cầu xăng dầu. Có ba con đường chính trên thế giới để điều chế nhiên liệu sinh học (bio-ethanol) là cây nguyên liệu chứa đường (mía, củ cải đường, nước thốt nốt...), cây nguyên liệu chứa tinh bột (bắp, gạo, lúa mì, khoai mì...), cây nguyên liệu chứa cellulose (cây sinh trưởng nhanh cho xơ nhiều, phế phẩm nông nghiệp).
Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam hiện là nước xuất khẩu khoai mì đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan: 7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu được 2,66 triệu tấn, đạt 408 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (90%) và Hàn Quốc.
Theo ông Lê Minh Đức (Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp - Bộ công thương), việc sản xuất ethanol ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam chủ yếu dựa vào nguyên liệu khoai mì, với hiệu suất chuyển hóa đã đạt tới 92%. Với định mức 2 - 2,7 kg khoai mì cho 1 lít cồn nhiên liệu, giá khoai mì 2.000 - 2.500 đồng/kg, chi phí nguyên liệu để sản xuất 1 lít cồn thành phẩm là 4.600 - 5.750 đồng. Với cơ cấu nguyên liệu chiếm 70% giá thành thì chi phí sản xuất là 6.751 - 8.214 đồng/lít quy đổi khoảng 0,36 - 0,44 USD/lít. Như vậy E 100 (ethanol nhiên liệu) sản xuất tại Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam rẻ hơn giá xăng nhập khẩu khoảng 1.000 đồng/lít. Hiện nhà máy cồn sinh học Đồng Xanh (Đại Lộc, Quảng <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam) đang chào bán sản phẩm E 100 trên thị trường với giá 12.000 đồng/lít. Theo các chuyên gia, sử dụng nguyên liệu khoai mì lợi hơn so với mía.
Hiện Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam đã xây 4 nhà máy sản xuất ethanol từ nguyên liệu khoai mì (Quảng <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước). Với công suất mỗi nhà máy là 100 triệu lít ethanol/năm, tổng nhu cầu nguyên liệu cần là 1 triệu tấn khoai mì (khô)/năm. Mặt khác, có khoảng hơn 10 dự án sản xuất ethanol đang được chuẩn bị thành lập. Trên thực tế hiện nay, việc phát triển các nhà máy sản xuất ethanol không diễn ra theo lộ trình quy hoạch, kéo theo nhu cầu nguyên liệu tăng hơn so với dự kiến.
Theo Bộ công thương, với diện tích khoảng 510.000 ha, năng suất bình quân 15,7 tấn/ha, sản lượng khoai mì năm 2009 đạt 8,1 - 8,6 triệu tấn. Nếu trừ đi 22,4% sản lượng vào chế biến thức ăn chăn nuôi, 16,8% cho chế biến thủ công và 12,2% dùng cho ăn tươi, còn khoảng 48,6% phục vụ xuất khẩu. Năm 2009 Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam xuất khẩu 4 triệu tấn khoai mì, tương đương 1,48 triệu tấn khô. Tuy nhiên khi cả 4 nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2011, thì nguy cơ tranh chấp và thiếu hụt nguyên liệu sẽ tăng cao. Đó là chưa kể sự tranh chấp với các nhà máy chế biến tinh bột và thức ăn chăn nuôi.
GS.TS. Bùi Chí Bửu, viện trưởng Viện KHKTNN miền <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam, cho rằng giải pháp tăng diện tích trồng khoai mì là không khả thi. Vì vậy cần cải thiện khâu giốngvà canh tác thâm canh phù hợp, năng suất khoai mì của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam hiện thấp hơn so với Ấn Độ (31,43 tấn/ha) và Thái Lan (21,09 tấn/ha).
Trong khi đó, với người nông dân, khoai mì là cây trồng mang lại giá trị thấp nhất so với cây đậu, bắp lai hay chanh dây... Thực trạng đang diễn ra ở các tỉnh Tây Nguyên là người dân có xu hướng chuyển sang cây trồng khác. Ông Lê Minh Đức cho rằng việc cân đối nguyên liệu cho sản xuất ethanol đang là bài toán khó, không thể phó mặc cho thị trường.
PHƯƠNG DUY