Tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp tăng trưởng gấp nhiều lần

Hồng Ân| 22/05/2023 07:52

Tài sản trí tuệ (TSTT) có tác động thuận chiều tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số lượng TSTT tăng thêm 1 đơn vị thì có khả năng làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng hơn 10,97 lần.

ThS Nguyễn Thị Minh Hằng, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (SHTT) đưa ra kết luận từ nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa quyền SHTT và kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại hội thảo về Luật SHTT sửa đổi 2022 do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức vừa qua.

SHTT là nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Theo ThS Nguyễn Thị Kim Huệ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, trong nền kinh tế tri thức ngày nay, quyền SHTT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sở hữu quyền SHTT có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, vừa đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng, đảm bảo tính bền vững cho nền kinh tế, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.

Với SHTT, doanh nghiệp cũng là những nhân tố quan trọng, linh hoạt và năng động, góp phần tạo ra những đổi mới đột phá và sáng tạo, mang nhiều ý tưởng đầy cảm hứng đến với thị trường, tạo ra lợi nhuận cho chính mình, góp phần đem lại những giá trị lớn lao cho xã hội”, bà Huệ cho hay.

Theo ThS Hằng, các sáng chế được bảo hộ có vai trò tạo nên vị trí độc quyền và lợi thế cạnh tranh khi thu lợi nhuận thông qua doanh số bán hàng cao hơn và/ hoặc giá bán cao hơn; thu nhập từ li-xăng (quyền sở hữu công nghiệp)và chuyển nhượng sáng chế; huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng; tạo động lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, vai trò của bảo hộ nhãn hiệu nhằm giúp gia tăng số lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập; tăng cường sự trung thành của người tiêu dùng vớisản phẩm/dịch vụ; đẩy nhanh việc đưa sản phẩm/dịch vụ mới ra thịtrường; tạo thu nhập từ li xăng và làm cơ sở cho hoạt động franchise....

Nghiên cứu của Cơ quan sở hữu trí tuệ Cộng đồng chung Châu âu (EUIPO) năm 2015và năm 2021d đã chỉ ra, các doanh nghiệp sở hữu TSTT tạo ranhiều doanh thu/lao động hơn doanh nghiệp khôngsở hữu TSTT và trả lương cao hơn cho lao động. So với doanh nghiệp không có TSTT, doanh nghiệp chỉsở hữu sáng chế hoặc chỉ sở hữu nhãn hiệu có doanhthu/lao động cao hơn 15%-30%.

Thực tiễn Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tácđộng của quyền SHTT đến kết quả/hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp ở Việt Namcũng cho thấy những doanh nghiệp nắm giữ nhiều TSTT cókết quả kinh doanh tính theo doanh thu/lao độngcao hơn so với doanh nghiệp nắm giữ ít TSTT. Nếu số lượng TSTT tăngthêm 1 đơn vị thì có khả năng làm cho kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp tăng hơn 10,97 lần”, bà Hằng thông tin.

Số liệu từ nghiên cứu của Viện Khoa học SHTT Việt Nam (VIPRI) năm 2023.

Doanh nghiệp cần khai thác hiệu quả quyền SHTT

Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quyền SHTT và chưa khai thác một cách hiệu quả khả năng sinh lời của loại TSTT này.

ThS Huệ đánh giá: “Việc không đánh giá đúng mức vai trò của quyền SHTT có thể khiến cho doanh nghiệp không chú trọng và do đó, mất đi cơ hội tăng cường nội lực và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được cung cấp ra thị trường bằng TSTT”.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp không những phải nắm bắt các quy định pháp luật về SHTT nói chung và các quy định mới của Luật SHTT nói riêng mà còn phải hiểu rõ tầm quan trọng của quyền SHTT và có chiến lược xác lập, khai thác quyền SHTT một cách hợp lý để tận dụng và phát huy những tác động tích cực của quyền SHTT.

TS Trần Lê Hồng, Cục SHTT Việt Nam báo cáo về luật sửa đổi, bổ sung luật SHTT 2022 cho các doanh nghiệp TP.HCM tại hội thảo.

Theo TS Trần Lê Hồng, Cục SHTT Việt Nam, một số nội dung mới trong quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp theo luật sửa đổi, bổ sung luật SHTT 2022 bao gồm: bảo hộ sáng chế, bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu, hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp với những quy định mới năm 2022.

Những điểm mới trong luật SHTT 2022 đã thể hiện rõ hơn tính minh bạch, đầy đủ, sát với thực tiễn,có các chế định liên quan rõ ràng, chống hành vi lạm dụng, gian dối, giúp thống nhất giữa luật SHTT và luật cạnh tranh…

ThS Hằng đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp bằng quyền SHTT như: Đầu tư cho hoạt động đổi mới sáng tạo, gia tăng hàmlượng trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thịtrường; Ưu tiên phân bổ nguồn lực cho việc tiếp cận và khaithác thông tin sở hữu công nghiệp một cách đầy đủ,kịp thời,phục vụ trực tiếp cho hoạt động đổi mới sángtạo; Xây dựng chiến lược quản trị TSTT gắn vớichiến lược kinh doanh của doanh nghiệp v.v…

Đồng thời, doanh nghiệp nên mạnh dạn trực tiếp thương mại hóa TSTT, cấp phép li-xăng TSTT cho chủ thể khác, mua li-xăng từ chủ thể khác, giám sát và theo dõi thông tin về SHTT và bảo vệ quyền SHTT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp tăng trưởng gấp nhiều lần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO