Dúi phá trụ tiêu và cách khắc phục

Bài và ảnh: Minh Tuấn| 13/10/2017 15:20

KHPTO - Vườn tiêu 2 năm tuổi anh Nguyễn Tấn Trung ở Sông Ray (Cẩm Lũy, Đồng Nai) được phát hiện có hàng chục nọc hồ tiêu làm bằng cây gòn bị moi đất xung quanh gốc, phần vỏ cây bị ăn, trơ lõi gỗ. Tình trạng này cũng đã và đang xảy ra ở một số vườn trồng hồ tiêu bằng nọc gòn ở tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Phải làm gì để cứu những trụ tiêu bị dúi tấn công?

Trong tự nhiên dúi đào hang ở gò đất, dưới những bụi tre. Chúng thích ăn rễ và măng những loài họ tre nứa, ăn gốc và thân mía, cỏ lau, cỏ voi già. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả khô. Đối với các vùng đồi núi mới khai phá trồng tiêu, cà phê, các loại thực vật tự nhiên làm thức ăn cho dúi không còn, khiến chúng phải tìm kiếm thực liệu khác và những trụ tiêu bằng gòn có thể là món ăn thay thế thích hợp.

Dấu vết moi đất ở xung quanh những gốc trụ gòn được cho là do con vật gặm nhấm thực hiện. Ban đầu chúng đào hốc để lộ ra vỏ gốc cây gòn rồi cạp vỏ ăn. Vài ba ngày sau khoảng dúi đào tạo thành rãnh quanh gốc, phần vỏ gòn cũng bị dúi ăn vòng theo rãnh.

Hiện tượng trên cho biết có một đàn dúi trưởng thành xâm nhập vườn hồ tiêu và các nọc gòn bị gặm do chúng gây ra. Ở những trụ tiêu bị hại nặng nhất, con vật  tạo rãnh khép kín xung quanh gốc trụ, rộng khoảng 10-12 cm sâu khoảng 30 cm, đất nhỏ moi bằng hai chi trước được đưa lên miệng rãnh khéo léo. Tại trụ tiêu bị năng này, một đoạn gốc cây gòn bị ăn hết 25 cm vỏ, lõi gỗ trắng trơ xương. Xung quanh gốc một số nọc tiêu khác bị con vật moi đất dở dang, một phần ba, phân nửa. Khoảng vỏ gốc của trụ gòn bị gặm tỷ lệ thuận với diện tích lỗ đất đã moi.

Dúi di chuyển trong bán kính không xa, chỉ vài chục đến vài trăm mét. Dúi đến vùng đất mới thường do nước ngập hang. Ban ngày dúi núp trong hang, ban đêm mới hoạt động chậm chạp so với bầy chuột đồng. Việc phát hiện, gài bẫy bắt dúi không mấy khó đối với những người dân vùng bán sơn địa nhất là các tay thợ săn có sử dụng chó nghiệp vụ.

Một nọc tiêu vì lý do nào bị gẫy đổ thường dẫn đến việc giập thân, gãy tay, rụng lá, thậm chí chết những dây tiêu. Sau đó nấm mốc, vi khuẩn gây hại mượn cơ vùi dập. Việc cứu những trụ tiêu nọc gòn 2 năm tuổi bị dúi tấn công cần thiết phải được đặt ra. Cây nọc gòn sau khi bị ăn hết vỏ đoạn gốc vẫn tươi tới vài tháng sau nhưng phần thân gỗ ở gốc bị tróc hết da sẽ khô, sau đó mục nhanh, gặp gió nọc này sẽ gẫy. Vì thế thay nọc mới hoặc củng cố đối với nọc bị thương nhẹ cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài phương pháp có thể chọn lựa để thực hiện:

  • Thay nọc tiêu gòn bằng cây trụ gỗ hay bê tông. Trước hết kiểm tra gốc dây tiêu xem có bị thương do dúi đào hay không. Nếu dây nào bị đứt rễ hay bị cắt ngang gốc mà còn tươi thì mang về vườn ươm giâm cho ra rễ mới. Sẽ trồng dặm thay thế dây bị lấy đi bằng dây tiêu dự phòng. Tiến hành gỡ những dây tiêu ra khỏi cây nọc gòn và để nằm xoài ra phía ngoài. Dây tiêu mới hai năm tuổi đọt chưa dài, rễ bám vào nọc ít và vỏ gòn trơn bóng nên dễ gỡ. Dùng mai hay thuổng chặn rễ cây nọc gòn rồi tìm cách xeo, nhổ. Sau đó sửa lại lỗ đào và trồng lại cây trụ chết thay thế trụ cũ. Bón phân trộn đất xuống phần hố còn lại sau trồng nọc cho đầy như mô trồng ban đầu rồi nâng dây tiêu lên áp vào trụ mới và dùng dây vải, dây ninon mềm buộc vào thân trụ. Sau khi phun thuốc chống nấm vào 23 m2 khu vực nọc tiêu mới sửa, tiến hành gom đất bề mặt vườn phủ nhẹ lên gốc tiêu. Ít ngày sau các dây tiêu định hướng ngọn, lá và phát triển bình thường.
  • Trồng lại nọc bằng gòn hay thực liệu sống khác. Nếu có cây nọc gòn dự phòng thì trồng vào lỗ vừa tạo và nâng dây lên nọc. Cây gòn rất dễ ra rễ tái sinh ngay cả thân cây bị dúi đã ăn vỏ ở gốc còn tươi bằng cách cưa bỏ đoạn thân bị “trơ xương” rồi chôn vào vị trí nọc cũ. Dùng dây hay cây chằng chống ba góc nhằm giữ cây nọc thẳng đứng, sau 2 tháng sẽ ra rễ, đâm tượt bình thường. Một năm sau cây gòn đứng vũng mới tháo dây, cây chống.

Khuyến cáo của Hội Hồ tiêu Việt Nam nên dùng nọc tiêu chết. Cụ thể là trụ xi măng, gỗ tốt hoặc xây trụ gạch để ít gặp rủi ro. Nếu nhà nông thích trồng tiêu bằng trụ sống có thể chọn một trong các cây ở địa phương có sẵn như sau: Muồng đen, cây tếch keo dậu, lồng mức, lồng mức, trôm, sưa đỏ (huỳnh đàn), chùm ngây, sầu đâu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dúi phá trụ tiêu và cách khắc phục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO