Đảm bảo an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng Việt Nam

Khởi Nguyễn| 22/10/2022 19:15

Chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ là 3 yêu cầu cốt lõi trong xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững vì sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có kết quả sau Hội nghị toàn quốc “Đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam.” Hội nghị được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 18/10/2022.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo; các bộ ngành đã vào cuộc quyết liệt, đồng thời nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng được nâng cao.

Nguồn cung nông sản thực phẩm cho tiêu dùng trong nước không những gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại mà còn từng bước được cải thiện về chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa tổ chức Hội nghị toàn quốc “Đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam.”

Các chỉ số đánh giá như tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận đáp ứng hoặc cam kết tuân thủ quy định ATTP; tỷ lệ mẫu giám sát đạt yêu cầu ATTP; số cơ sở và diện tích trồng trọt, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP và tương đương; kim ngạch xuất khẩu 9 tháng 2022, 2021 .... đều gia tăng đáng kể so với năm 2016, năm Quốc hội giám sát tối cao về ATTP.

Cụ thể, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được chứng nhận đủ điều kiện ATTP tăng từ 90.7% (năm 2016) lên 94,8% (2021) và 99,5% (2022); Tỷ lệ mẫu giám sát đạt yêu cầu ATTP tăng từ 92,4% (2016) lên 96,1% (2021) và 97,6% (2022)...

Số lô hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả về; số vụ vi phạm về ATTP, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc phát hiện trong nước đã giảm nhưng vẫn còn gây bức xúc cho người tiêu dùng như các đơn vị truyền thông đã phản ánh trong thời gian gần đây.

Để định hướng các giải pháp khắc phục các tồn tại bất cập, nâng cao chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh có nhiều biến động, khó khăn, thách thức trong nước và toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị toàn quốc “Đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam”.

Đông đủ các bên liên quan như các cấp quản lý; đại diện các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ quan nghiên cứu, các Hội, Hiệp hội chuyên ngành, các cơ quan thông tấn báo chí… tham gia hội nghị.  

Bộ cũng đã phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức khảo sát 1 số chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông sản cung ứng cho TP.HCM để nắm bắt thêm thông tin trước khi tổ chức Hội nghị.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phát biểu định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn mới như sau:

- Việt Nam tham gia tích cực vào sáng kiến của Liên hợp quốc về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm trong tình hình mới và thực hiện chương trình hành động xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm trách nhiệm, minh bạch và bền vững

- Tiếp tục khẳng định các quan điểm, định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác đảm bảo chất lượng, an toàn và minh bạch thực phẩm.

Trong đó, chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch là 3 yêu cầu cốt lõi trong xây dựng hệ thống lương thực, thực phẩm trách nhiệm, minh bạch và bền vững vì sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước; cũng như quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn thực phẩm được thực hiện từ gốc và trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh đảm bảo chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn thực phẩm cần có sự tham gia của các bên trong hệ thống lương thực, thực phẩm: trách nhiệm đầu tiên của cơ sở sản xuất kinh doanh, của cơ quan quản lý các cấp; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội, Hiệp hội…); các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; hệ thống khuyến nông… cùng tham gia giám sát, hỗ trợ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên triển khai ngay trong việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, nghiên cứu đề nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bảo đảm tính phù hợp, sát thực với yêu cầu thực tiễn.

Các bước, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản và sản phẩm nông nghiệp từng bước được quy phạm hóa; trước mắt thực hiện trong các hệ thống phân phối lớn, các chợ đầu mối nông lâm thủy sản ở các đô thị lớn.

Đồng thời xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cô đọng, trực quan và tập huấn cho các nhóm đối tượng về cải thiện chất lượng, an toàn và minh bạch chuỗi giá trị ngành hàng.

Chuẩn hoá hoạt động giám sát, kiểm tra các cấp độ: Cơ sở sản xuất kinh doanh tự giám sát, kiểm tra; khâu sau giám sát, kiểm tra khâu trước; giám sát bởi bên thứ Ba (tổ chức Chính trị xã hội, Hội, Hiệp hội, báo đài…) và giám sát, kiểm tra/thanh tra của cơ quan chức năng

Tổ chức ký kết và triển khai ngay các Chương trình, kế hoạch phối hợp giữa các bên như phối hợp với Hiệp hội bán lẻ Việt Nam trong đảm bảo chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm tiêu dùng trong nước.  

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp giữa Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Dự án ATTP vì sự phát triển do Canada hỗ trợ các đô thị tiêu dùng khối lượng thực phẩm lớn như Thủ đô Hà nội và TP.HCM phát triển chuỗi giá trị thực phẩm chất lượng, an toàn, minh bạch, bền vững.

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

(1)      Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật; Hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn với chuẩn mực quốc tế;

(2)      Huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng sản xuất kinh doanh, logistic;

(3)      Tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị;

(4)      Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp sinh thái (hữu cơ, tuần hoàn…)

(5)      Đổi mới công tác thông tin, truyền thông: Minh bạch, chia sẻ thông tin. Tổ chức các hoạt động phù hợp, đa dạng, đa kênh, đa nền tảng để truyền thông đến người sản xuất, người tiêu dùng, nhà phân phối các mặt hàng nông lâm thuỷ sản,…

(6)      Đổi mới đào tạo, tập huấn cho các nhóm đối tượng;

(7)      Chuẩn hóa, hiện đại hóa hệ thống giám sát, kiểm tra/thanh tra

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO