Dòng chảy

Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành Hóa - Dược

HỒNG DUNG 28/09/2023 - 14:05

Hội thảo khoa học “Ứng dụng sản phẩm Hóa - Dược trong cách mạng công nghiệp 4.0”, có ý nghĩa quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0, giúp chia sẻ các nghiên cứu, ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực Hóa - Dược, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này.

Hội thảo do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vừa tổ chức tại TPHCM ngày 26/9/2023.

Hội thảo tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ, chuyên gia, doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên… trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng các sản phẩm Hoá - Dược được giao lưu, trao đổi kiến thức; chia sẻ các sản phẩm nghiên cứu mới nhất, những ứng dụng tiềm năng và trao đổi học thuật giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên, các bạn sinh viên từ các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Doanh nghiệp.

pgs.ts-vo-thanh-toan.jpg
PGS.TS Võ Thành Toàn – Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Võ Thành Toàn – Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, phát biểu tại hội thảo: “Trong những năm qua, lĩnh vực Hóa – Dược tại Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, về vật liệu ứng dụng Hóa – Dược trong giai đoạn cách mạng 4.0 còn rất nhiều hạn chế. Thông qua hội thảo, hy vọng sẽ chọn ra những sản phẩm nghiên cứu xuất sắc, có thể ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh để phụng sự cho bệnh nhân và phục vụ cho đất nước”.

Sau 02 tháng triển khai ban tổ chức đã nhận về 81 bài tham luận đến từ 35 đơn vị là các trường Đại học, Học viện trong và ngoài nước, Doanh nghiệp, và Viện nghiên cứu. Tại hội thảo các diễn giả chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về lĩnh vực Hóa – Dược.

hoi-dong-khoa-hoc-tham-dinh-bai-tham-luan.jpg
Hội đồng khoa học thẩm định bài tham luận trình bày tại Hội thảo

Đại diện nhóm tác giả, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, báo cáo đề tài: “Ứng dụng công nghệ In 3D trong lĩnh vực, dược phẩm và những thách thức đối với Việt Nam” cho biết, In 3D FDM là công nghệ bồi đắp từng lớp để tạo thành cấu trúc chi tiết 3 chiều của vật thể với độ chính xác cao. Công nghệ mới này mở ra cơ hội sản xuất các thuốc cá nhân hóa hướng tới người bệnh là trung tâm, phục vụ nhu cầu điều trị riêng của mỗi người bệnh. Đồng thời, công nghệ In 3D FDM cho phép sản xuất các dạng thuốc có cấu trúc phức tạp, thuốc đa thành phần, dạng thuốc có kiểm soát giải phóng... Tuy có nhiều tiềm năng, song công nghệ này cũng gặp phải không ít thách thức khi triển khai trong thực tiễn.

Bài tham luận nghiên cứu về Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Hóa - Dược cho biết, điểm qua tiềm năng và lợi ích của việc áp dụng công nghệ 4.0, như nâng cao năng suất sản xuất, tối ưu hóa quy trình nghiên cứu và phát triển, và tăng cường quản lý chất lượng.

Tuy nhiên, để vượt qua các thách thức và tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần đề xuất các biện pháp như đào tạo nhân lực, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hợp tác với các đối tác công nghệ, tạo môi trường sáng tạo và xây dựng mạng lưới kết nối. Cuối cùng, chúng ta đã đưa ra nhận định cá nhân về tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Hóa - Dược.

Nhóm nhiên cứu, cho rằng với sự nỗ lực và cộng tác, ngành Hóa - Dược có thể vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang lại lợi ích cho cả ngành và cuộc sống của con người.

Th.S Ngô Hoàng Duy – Viện Ứng dụng Công nghệ và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành): “Qua khảo sát, Đại học Nguyễn Tất Thành thực hiện bằng cách xây dựng bộ câu hỏi gồm các câu hỏi về 7 vấn đề và được khảo sát trên 100 sinh viên của trường. Kết quả khảo sát được thống kê, kiểm định đánh giá bằng thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy.

Kết quả đã cung cấp thông tin quan trọng về sự cần thiết của việc học tập liên quan đến công nghiệp 4.0 và phát triển kỹ năng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thay đổi của ngành hóa dược. Điều này sẽ giúp sinh viên Đại học Nguyễn Tất Thành định hình tương lai nghề nghiệp của họ và đảm bảo rằng họ sẽ thành công trong môi trường công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng.

Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến cách tiếp cận, nhận thức và ứng dụng kiến thức hóa dược cũng như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường”.

nhom-tac-gia-dat-giai-nhat.jpg
Nhóm tác giả đạt giải nhất

Sau hơn 3 giờ trao đổi, thảo luận tích cực, sôi nổi các tác giả trình bày tại hội thảo. Hội đồng Khoa học đã tìm chọn ra được các đề tài xuất sắc nhất từ vòng poster vào thuyết trình và trao giải nhất cho nhóm tác giả Vũ Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Đặng Thị Lệ Hằng, PGS.TS. Trần Ngọc Quyển với đề tài Phát triển hệ chất dẫn truyền thuốc methotrexate hướng đích nhạy cảm nhiệt và môi trường nội bào trên cơ sở alginate biến tính định hướng ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

Có thể khảng định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam nhờ vào chuyển đổi kinh tế số để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong đó có ngành Hoá – Dược.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành Hóa - Dược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO