Cộng đồng

'Vui khỏe mỗi ngày' tháng 7/2025: Trang bị kiến thức thực tiễn về chăm sóc cơ xương khớp và phòng tránh đột quỵ

Ngọc Duy 11/07/2025 16:34

Với mong muốn lan tỏa kiến thức y khoa thực tiễn, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng giáo dục, chương trình “Vui khỏe mỗi ngày” tháng 7/2025 đã chọn chủ đề “Chăm sóc cơ xương khớp và phòng tránh bệnh đột quỵ”.

Sự kiện diễn ra vào sáng ngày 16/7, tại Phòng họp 2 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE), với sự đồng hành chuyên môn từ các bác sĩ của Hệ thống Bệnh viện Sài Gòn ITO và Bệnh viện Nhân dân 115.

Chương trình do Tạp chí Khoa học phổ thông phối hợp cùng Công đoàn Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức, nhắm đến đối tượng là sinh viên, viên chức, người lao động nhà trường và những người quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

12.jpg
“Vui khỏe mỗi ngày” tháng 7/2025: Trang bị kiến thức chăm sóc cơ xương khớp và phòng tránh đột quỵ cho cộng đồng HCMUTE.

Tiếp nối thành công, lan tỏa giá trị nhân văn

Đây là lần thứ ba chuỗi chương trình Vui khỏe mỗi ngày được tổ chức tại HCMUTE, sau lần đầu tiên ra vào tháng 5/2024 với chủ đề dinh dưỡng phát triển cơ. Trong lần tổ chức này, chương trình tiếp tục với các nội dung chính: thiết thực – gần gũi – dễ tiếp cận, cung cấp thông tin khoa học chính thống qua chia sẻ trực tiếp từ chuyên gia đầu ngành, và duy trì người dân tự tìm kiếm cơ mang với ngày càng tiếp cận thông tin sai lệch.

Ông Nguyễn Thanh Giang – Phó Chủ tịch Công đoàn HCMUTE, chia sẻ: “Chính vì sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức quy củ và giá trị tích cực mà chương trình đem lại, Công đoàn nhà trường quyết định tiếp tục hỗ trợ tổ chức lần thứ hai. Đây là một hoạt động thiết thực, nhân văn, góp phần bảo vệ sức khỏe và tinh thần cho đội ngũ giảng viên, sinh viên và người lao động tại đơn vị”.

Ông Giang bày tỏ kỳ vọng: chủ đề tháng 7 về cơ xương khớp và đột quỵ sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích, từ đó mỗi người ứng dụng điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt sao cho hợp lý hơn.

Cơ xương khớp - nhóm bệnh lý phổ biến nhưng dễ bị xem nhẹ

Tham gia với vai trò báo cáo viên, BS.CKI Nguyễn Đức Lâm – Phó Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận cho biết, các bệnh lý cơ xương khớp hiện đang là một trong những nhóm bệnh dễ học phổ biến hiện nay, đặc biệt trong giới nhân viên văn phòng, người trẻ tuổi ít vận động và người lớn tuổi.

Theo bác sĩ Lâm, bệnh cơ xương khớp có thể chia thành các nhóm: nhóm liên quan đến chấn thương hoặc vận động, gãy xương, sụn bao, viêm khớp không do chấn thương như viêm gân, viêm khớp dạng thấp, viêm đệm, thoái hóa cột sống...

a.jpg
BS.CKI Nguyễn Đức Lâm – Phó Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận.

"Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý cơ xương khớp, từ tư thế sinh hoạt, học tập, làm việc không đúng, lười vận động cho đến tuổi tác và cả yếu tố di truyền. Rất nhiều người trẻ hiện nay, đặc biệt là sinh viên, có thói quen ngồi lâu sai tư thế khi học bài, sử dụng laptop hoặc điện thoại. Nếu kéo dài không điều chỉnh, hậu quả sẽ đến sớm hơn họ nghĩ", bác sĩ Lâm cảnh báo.

"Chương trình Vui khỏe mỗi ngày là cơ hội quý để người tham gia được giao lưu trực tiếp với bác sĩ trong không khí gần gũi, thoải mái. Qua đó, mọi người có thể đặt câu hỏi, chia sẻ mối quan tâm, và được tư vấn đúng cách chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp cho bản thân và người thân", bác sĩ Lâm nói.

Phòng tránh đột quỵ: Hành động sớm để giảm thiểu rủi ro

Ở phần chia sẻ thứ hai, ThS.BS.CKI Nguyễn Quốc Trung - Khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ trình bày chuyên đề "Phòng tránh bệnh đột quy", một chủ đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh bệnh lý tim mạch và mạch máu não ngày càng trẻ hóa.

"Đột quy (tai biến mạch máu não) là một bệnh lý nguy hiểm, xảy ra bất ngờ, có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao. Tuy nhiên, ngày nay, đột quy không còn là 'án tử' nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Quan trọng hơn, bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống và kiểm soát bệnh nền", bác sĩ Trung nhấn mạnh.

Theo bác sĩ, có hai nhóm đối tượng cần lưu ý khi nói về phòng tránh đột quy:

Nhóm chưa từng mắc bệnh: cần tăng cường lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý nguy cơ như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...

Nhóm đã từng bị đột quy: nguy cơ tái phát cao, nên đặc biệt chú trọng tuân thủ điều trị, thay đổi thói quen xấu và giữ gìn sức khỏe tâm thần.

b.jpg
ThS.BS.CKI Nguyễn Quốc Trung - Khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115.

Để phòng ngừa hiệu quả, bác sĩ Trung sẽ đưa ra các lời khuyên cũng như trả lời thắc mắc của người tham gia chương trình Vui khỏe mỗi ngày tới đây.

Chương trình cũng sẽ hướng dẫn người tham dự cách nhận biết dấu hiệu sớm của đột quy, gồm: méo miệng, yếu liệt tay chân, nói ngọng hoặc không nói được... và nguyên tắc cấp cứu "F.A.S.T" để xử lý khẩn cấp trong "giờ vàng" cứu sống bệnh nhân.

Ngọc Duy