Nhóm kỹ sư Việt nghiên cứu nền tảng chuyển đổi số trong nông nghiệp
Nền tảng quản trị hệ sinh thái nông nghiệp thông minh GESO ERP là một trong những sản phẩm "Made in Vietnam" được nhóm kỹ sư tại TP.HCM nghiên cứu, phát triển tiệm cận với các giải pháp quản trị quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu đặc thù của ngành nông nghiệp Việt.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu và diễn ra ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tại Việt Nam, chuyển đổi số nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.
Chuyển đổi số là giải pháp then chốt
Ngành nông nghiệp hiện vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nhiều chỉ tiêu của cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành năm 2023 đạt 3,88%, cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Trong bối cảnh hội nhập, chuyển đổi số nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là giải pháp then chốt cho phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đây là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,…) vào toàn bộ hoạt động, từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp hình thành nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh.
Theo nhóm kỹ sư Công ty Toàn Cầu (GESO), thực tế ngành nông nghiệp được sản xuất trên diện rộng nhưng hiệu quả còn rất thấp. Thống kê cho thấy, cả nước có 95% doanh nghiệp nông nghiệp quy mô nhỏ và vừa, đa phần trong số này còn đang áp dụng các phương thức quản lý thủ công, việc giám sát, theo dõi, kiểm soát quy trình hoạt động thường dựa vào trí nhớ, hoặc ghi chép bằng sổ sách.
Bên cạnh đó, người nông dân chủ yếu vẫn áp dụng phương thức sản xuất thủ công theo mô hình truyền thống; công tác dự báo, hoạch định kế hoạch sản xuất, quá trình ra quyết định chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Ngoài ra, quy trình sản xuất sử dụng nguồn lực nhiều, hao hụt lớn, sử dụng tài nguyên không hiệu quả,… dẫn đến chi phí sản xuất cao. Không chỉ vậy, việc xuất khẩu nông sản còn gặp khó khăn do thiếu các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp khó chứng minh được các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP,…
Khả năng quản lý tích hợp
Tại hội thảo về nền tảng quản trị hệ sinh thái nông nghiệp thông minh do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức ngày 31/10, ông Nguyễn Khánh Duy - đại diện Công ty Toàn Cầu - đã nêu lên 6 vấn đề khó khăn thách thức của ngành nông nghiệp hiện nay.
Cụ thể là hiệu quả sản xuất thấp; khó khăn trong việc theo dõi quy trình hoạt động; thiếu dữ liệu chính xác và kịp thời; khó khăn trong việc lập kế hoạch và dự báo; chi phí sản xuất cao; quản lý chất lượng lỏng lẻo, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đầu ra.
Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu, ngành nông nghiệp cũng có những cơ hội lớn để chuyển mình như cơ hội chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và các giải pháp thông minh,...
Với lợi thế của đơn vị chuyên nghiên cứu cung cấp giải pháp công nghệ Việt, các kỹ sư GESO nhận thấy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp mang lại 6 lợi ích lớn như: nâng cao hiệu quả quản lý; cải thiện chất lượng sản phẩm; tăng năng suất và hiệu quả sản xuất; hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu; tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu; nâng cao khả năng cạnh tranh.
Do vậy, giải pháp GESO ERP được nghiên cứu tích hợp các module khác nhau nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động, quản lý vận hành sản xuất một cách toàn diện, tự động hóa quy trình làm việc, tối ưu nguồn lực và chi phí, giải quyết hoàn toàn những khó khăn, hạn chế nêu trên.
Theo ông Nguyễn Khánh Duy, đến nay, đội ngũ GESO có 14 năm kinh nghiệm nghiên cứu phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm chuyển đổi số "Made in Vietnam".
"Lợi thế của GESO ERP là giải pháp thuần nội địa nên có khả năng cạnh tranh về giá, đồng thời đáp ứng mọi phân khúc khách hàng. Hệ thống còn có khả năng tùy chỉnh và mở rộng không giới hạn, đáp ứng tối đa các nhu cầu ứng dụng theo đặc thù của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp tại Việt Nam", ông Nguyễn Khánh Duy chia sẻ.
Khi áp dụng tại các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông trại, GESO ERP có khả năng quản lý tích hợp, tự động hóa quy trình vận hành, tối ưu sản xuất, quản lý dữ liệu hiệu quả, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý chất lượng toàn diện, quản lý nguồn tài nguyên hiệu quả,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ hoạt động tại trang trại, tự động lập kế hoạch tổng thể và chi tiết, kế hoạch nuôi trồng, thu hoạch, quy trình chăm sóc, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất, cho đến kế hoạch cung ứng, kinh doanh và quản lý nhân sự trên cùng một hệ thống.
Việc số hóa quy trình hoạt động giúp tự động hoá các công việc thủ công như nhập liệu, báo cáo và tính toán, từ đó giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian, nhân lực.
GESO ERP còn ứng dụng công nghệ IoT và AI để tự động giám sát và điều khiển các quy trình sản xuất như tưới tiêu, phân bón, quản lý sâu bệnh, đất đai, vùng trồng, quản lý vật nuôi,… Đồng thời, cung cấp tính năng truy xuất nguồn gốc với khả năng truy vết thông tin và cung cấp dữ liệu thời gian thực mọi lúc mọi nơi, giúp nhà sản xuất dễ dàng tìm ra nguyên nhân,...