Sống xanh

Bệnh thận mạn, suy thận có thể do các bệnh lý nội tiết hoặc lạm dụng thuốc

TS.BS Nguyễn Đức Lộc, Tổng Thư ký Liên chi hội Lọc máu TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Lọc máu Việt Nam 18/09/2024 16:13

Bệnh thận mạn tính có thể do chuyển hóa từ các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận mạn; đặc biệt với người dân Việt Nam, suy thận còn vì lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hay sử dụng bừa bãi các loại thực phẩm chức năng.

Việt Nam: 10 - 15% mắc bệnh thận mạn tính

Thận của mỗi người có nhiệm vụ lọc nước dư thừa và các chất độc, chất thải sau chuyển hóa ra khỏi máu. Các chất thải này sau đó sẽ được loại bỏ trong nước tiểu của bệnh nhân. Suy thận mạn tính là tình trạng mất chức năng của thận trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trong giai đoạn nặng, mức độ nguy hiểm của chất thải và chất lỏng sẽ tích tụ lại trong cơ thể bệnh nhân. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

z5843126822552_62626d5879cf1d2ba16f6a0dd6a713f5.jpg
TS.BS Nguyễn Đức Lộc

Bệnh thận mạn tính là bệnh lý không lây nhiễm và ngày càng gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh cũng như trẻ hóa. Do đó, gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn tính đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Bệnh thận mạn ngày càng nhiều. Ở Mỹ và các nước phát triển tỷ lệ bệnh thận mạn tầm 10% dân số; còn tại Việt Nam tỷ lệ này có thể cao hơn, 10 - 15%. Bệnh thận mạn nếu không được phát hiện hoặc không được điều trị sẽ từ từ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối và cần phải điều trị thay thế thận.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thận mạn là: Đái tháo đường, Tăng huyết áp, viêm cầu thận,…Và một trong các nguyên nhân gây tăng tỷ lệ bệnh thận mạn ở Viêt Nam có thể do thói quen uống thuốc khi bị cảm cúm, đau nhức… tự mua thuốc uống mà không có ý kiến của bác sĩ.

Các triệu chứng cảnh báo bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn giai đoạn sớm 1,2,3 thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, thường bệnh nhân phát hiện do đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh thận mạn giai đoạn 4,5 mới biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng như : mệt mỏi, ăn uống kém, nôn nói, ngủ gà, phù mặt, phù chân… và nặng hơn có khó thở.

z5838493318798_ca638fb4840e2130b8249acca2b09991.jpg
z5838493365989_5581f97dc466510d271ec2811e488b03.jpg

101 nguyên nhân gây bệnh thận mạn, suy thận

Nguyên nhân gây suy thận rất đa dạng. Từng có trường hợp chỉ bị ong vò vẽ đốt dẫn đến sốc phản vệ, ngưng tim ngưng thở, suy đa cơ quan, suy thận cấp, suy gan cấp. Bệnh nhân này được điều trị bằng phương pháp siêu lọc máu chậm liên tục (CRRT: Continuous Renal Replacement Therapy). Bệnh nhân sau đó được cứu sống nhưng hậu quả cuối cùng là bị suy thận.

z5843108397463_866e5bdc9404c9b2ac64d2c5156797b0.jpg

Nguyên nhân phổ thông nhất nếu lạm dụng thuốc, chỉ cần một loại thuốc uống không đúng bài bản, không đúng chỉ định, đặc biệt thuốc kháng viêm, giảm đau, nhất là trong các triệu chứng đau xương khớp, suốt thời gian dài, bệnh nhân dễ bị rơi vào viêm cầu thận cấp, thậm chí là suy thận cấp. Nhóm bệnh nhân này thường nằm trong độ tuổi từ 50 trở lên vì họ có thể kèm theo các bệnh lý khác trong khi sức khỏe của thận đã bắt đầu suy giảm. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể rơi vào suy thận mạn tính. Một vài nhóm thuốc điều trị bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể gây tổn thương đến thận.

Hoặc, bệnh nhân bị tiêu chảy, mất nước và không được cung cấp nước kịp thời cũng có thể dẫn đến suy thận cấp, lâu ngày, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận mạn, giai đoạn cuối.

Một số bệnh nhân khác, đặc biệt là nhóm người trẻ, thường bị viêm họng do liên cầu nhóm A cũng có thể dẫn đến các biến chứng muộn như thấp khớp, viêm cầu thận cấp. Các biến chứng này đôi khi xảy ra từ 2 tuần trở lên sau khi bị nhiễm trùng.

Sàng lọc các bệnh lý thận từ khám sức khỏe định kỳ

Chính vì vậy để phát hiện sớm bệnh thận mạn, chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ mổi năm. Khi bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn 5 ( suy thận mạn giai đoạn cuối), bệnh nhân phải được điều trị thay thế thận. Điều trị thay thế thận thường có ba phương pháp: thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo định kỳ và ghép thận. Ghép thận giúp bệnh nhân gần như quay lại cuộc sống của người bình thường.

z5838493377938_42d39be0b357a01da54c6f50219b42d2.jpg

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chạy thận nhân tạo chiếm khoảng 85 - 90%. Hiện Việt Nam có khoảng 40.000 bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Hầu hết các tỉnh đều có các bệnh viện chạy thận, tuy nhiên số lượng bệnh viện, trung tâm chạy thận vẫn tập trung nhiều ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Hiện tại các trung tâm chạy thận tại TPHCM nói chung và các tỉnh thành nói riêng đều quá tải, nhiều bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhưng không đăng ký được phải tìm kiếm bệnh viện để chạy thận.

Ở TP.HCM, các bệnh viện ngoài công lập cũng triển khai các trung tâm chạy thận nhưng các trung tâm này cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân chạy thận như Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Đức Khang, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Quốc tế City, Bệnh viện Hồng Đức…

Xu hướng điều trị bệnh thận mạn trong tương lai

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu và bắt đầu chế tạo nhiều loại thuốc điều trị thận thế hệ mới, giúp làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn. Một liệu pháp mới điều trị các tổn thương thận đầy hứa hẹn trong tương lai gần đó là liệu pháp tế bào gốc. Các nhà khoa học hy vọng các nghiên cứu liên quan đến tế bào gốc trong tủy xương sẽ giúp hỗ trợ sửa chữa các tổn thương thận.

Theo DS Đặng Hiền Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 nhằm để hỗ trợ và giúp đỡ cho bệnh nhân chạy thận có thêm sự chọn lựa và đăng ký điều trị, Bệnh viện Gia An 115 đã đầu tư 25 máy chạy thận thế hệ mới (trong đó có 05 máy HDF-OL) của B.Braun, Fresenius (Đức). Chúng ta có thể hy vọng với các đầu tư bài bản và chi phí hợp lý, cơ sở y tế này có thể hướng tới phục vụ cho các bệnh nhân ở khu vực Quận 6, Quận Tân Bình, Quận Bình Tân, Bình Chánh, Long An và các khu vực lân cận, góp phần giúp giảm tải cho các bệnh viện công tuyến trên.

z5843015959268_0a423fce3ce71cfe44724a7d9622613b.jpg

Theo DS Lương, với các thiết bị chạy thận thế hệ mới cũng như HDF online có nhiều chế độ, giúp bác sĩ điều chỉnh chính xác hơn cho từng đối tượng bệnh nhân. Đặc biệt HDF online tăng tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân chạy thận và chất lượng sống tốt từ 20 - 25 năm trở lên. Trong khi với các thiết bị chạy thận thế hệ trước kia, bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống khoảng 10 - 15 năm với nhiều biến chứng nếu chạy thận lâu dài như: hội chứng thoái hóa tinh bột khiến một loại protein có tên là amyloid tích tụ trong các cơ quan trong cơ thể khiến các cơ quan không thể hoạt động bình thường; hội chứng ống cổ tay; giảm hấp thu và chuyển hóa vitamin D thành canxi, dẫn tới loãng xương; cường tuyến cận giáp thứ phát; nhiễm trùng…

Các bước làm chậm tiến triển của bệnh thận mạn - Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đái tháo đường - Kiểm soát huyết áp nếu bạn bị tăng huyết áp - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Hạn chế mỡ, ăn nhạt… - Đối với bệnh nhân bị bệnh thận và chưa đến giai đoạn chạy thận định kỳ, chế độ ăn đặc biệt ít natri, protein, kali và phốt phát như tránh các rau củ và trái cây như chuối, khoai tây, các loại rau xanh lá ăn sống… Chế độ ăn này giúp thận đang bị tổn thương của bạn không phải làm việc quá sức. - Không hút thuốc lá - Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm - Giảm căng thẳng và lo lắng bằng các liệu pháp thư giãn - Tham gia hoạt động thể chất trong 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần - Cố gắng duy trì cân nặng phù hợp

TS.BS Nguyễn Đức Lộc, Tổng Thư ký Liên chi hội Lọc máu TP.HCM, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Lọc máu Việt Nam