Nhiều người Việt không biết những loại rau mình thường ăn có thể chứa cả 'ổ sán'

Đời sống - Ngày đăng : 06:51, 17/05/2023

Những loại rau như rau muống, cải xoong, rau cần... là lựa chọn thường xuyên của nhiều gia đình trong mỗi bữa ăn bởi nó giàu dinh dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ăn. Tuy nhiên, nó có thể chứa nhiều giun sán nếu được trồng trong môi trường nước ô nhiễm.

Rau muống nước

Rau muống nước là một loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và rau ăn giòn, ngọt hơn rau muốn cạn. Không chỉ phổ biến bởi tinh dễ trồng, dễ chế biến món ăn mà giá cả còn rất hợp lý. Tuy nhiên, rau muống trồng dưới môi trường nước bẩn chứ rất nhiều giun sán.

Rau cần

Đây là loại rau ưa thích của nhiều người vào mùa đông. Rau cần có thể trồng trên cạn và ao nông, loại trồng dưới nước sẽ thường  chứa nhiều giun sán hơn loại trồng cạn. Khi ăn cần ngâm nước muối, rửa sạch và để chín kỹ mới dùng.

Rau cải xoong

Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt... khá cao cùng với nhiều công dụng phòng và trị bênh, không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu... Tuy nhiên theo một số nghiên cứu nếu rau được trồng trong môi trường nước ô nhiễm nặng thì có thể sẽ là ổ chứa giun sán.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều các loại rau khác như: rau ngổ, rau nhút, ngó sen, củ niễng... rât dễ có sán lá gan, sán ruột ký sinh.

Rau được trồng trong môi trường nước ô nhiễm rất dễ chứa giun sán. Ảnh minh họa

BS Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nhiễm giun sán do thói quen sinh hoạt hàng ngày, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Các trường hợp này thường sẽ cùng lúc nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau.

"Ngoài một số loại xâm nhập qua da, đa phần giun sán lây truyền qua con đường ăn uống. Nguyên nhân phổ biến là do bệnh nhân ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc thực phẩm không hợp vệ sinh có chứa trứng hoặc ấu trùng sán thì có thể nhiễm bệnh", BS Thiệu cho hay.

Dấu hiệu khi người bệnh mắc giun sán

khi vào cơ thể, ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành ở đấy. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.
Khi mắc sán, bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khỏe giảm sút… Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có máu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.

Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.

Việc điều trị sán lá ruột không khó, miễn là chúng ta chú ý phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Muốn đề phòng bệnh này chúng ta không nên ăn những cây thủy sinh chưa nấu chín. Ngoài ra phải quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi bón cây trồng, nhất là những cây trồng dưới nước.

Bình Minh (T/h)