Những đặc điểm sinh học của bọ xít
Y học - Ngày đăng : 15:58, 06/07/2010
Một số đặc điểm chung của bộ Cánh nửa Hemiptera
Ngành:Chân khớp (Arthropoda). Lớp:Côn trùng(Insecta). Bộ: Cánh nửa(Hemiptera hay còn gọi là Heteroptera).
Theo TS. Triệu Nguyên Trung, Ths. Nguyễn Xuân Quang, bộ cánh nửa (Hemiptera) có khoảng 20.000 loài. Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình. Miệng là dạng vòi chích chia đốt nằm ở phía trước đầu giữa 2 đốt chậu chân trước. Râu đàu hình sợi chỉ chia 3 – 5 đốt. Mảnh lưng ngực trước rộng, phiến mai (scuttellum) phát triển nằm giữa 2 chân cánh. Phiến này có loài phát triển che khuất một nửa hoặc toàn bộ phần bụng. Có 2 đôi cánh, bình thường khi không hoạt động thì xếp thẳng trên lưng. Một nửa cánh trước về phía gốc cánh bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa phía ngoài bằng chất màng. Chân phần nhiều có dạng chân bò, số ít loài có chân bơi.
Côn trùng bộ này thuộc về nhóm biến thái dần dần. Phần lớn sống trên cạn, có loài sống dưới nước trên mặt nước. Những loài sống trên cạn còn có thể sinh sống trên cây hoặc dưới vỏ cây hoặc dưới thảm lá cây rụng hoặc trong đất.
Chúng có thể dùng vòi chích hút. Tính ăn của bộ cánh nửa có tính đa dạng: có loài ăn thực vật, có loài ký sinh ở động vật cấp cao như chim và động vật có vú hoặc bắt ăn các loài côn trùng khác.
Quá trình sinh trưởng phát dục của côn trùng bộ này trải qua ba giai đoạn: sâu non – trưởng thành – trứng. Giai đoạn sâu non có sự thay đổi màu sắc rất rõ rệt, khác hẳn với giai đoạn trưởng thành. Trứng của chúng có nhiều hình dạng và màu sắc, trên mặt trưng thường có lông hình kim hoặc có nắp trứng. Nhiều loài đẻ trứng thành từng ổ.
Các côn trùng bộ cánh nửa có liên quan đến y học thuộc 2 họ là:
- Họ Bọ xít bắt mồi(Reduviidae) – Triatomine bugs.
- Họ Rệp giường (Cimicidae)
Đặc điểm của họ Bọ xít bắt mồi (Reduviidae)
Kích thước cơ thể trung bình hoặc lớn, dài từ 1 – 4 cm. Vòi rất khỏe có 3 đốt. Phần gốc vòi cong không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi. Đa số loài có mắt đơn (có loài không có). Râu đầu có 4 đốt hoặc trên 4 đốt. Bàn chân thường có 3 đốt.
Côn trùng trong họ này phần nhiều là côn trùng có ích, chuyên săn bắt côn trùng khác để ăn, song cũng có một số loài có hại đối với người: cắn rất đau và là véc tơ của Trypanosoma cruzi truyền bệnh Chaga ở Châu Mỹ La tinh.
Một số giống có các loài là véc tơ quan trọng: Triatoma, Rhodnius và Panstrongylus
Bọ xít truyền bệnh Chaga ở châu Mỹ La-tinh
Bọ xít hút máu là vật trung gian để ký sinh Trypanosoma cruzi (T.cruzi) lây truyền vào vật chủ. T.cruzi có thể gây ra hai loại bệnh: bệnh “buồn ngủ” ở châu Phi (lây từ ruồi tsé-tsé) và bệnh Chagas ở khu vực châu Mỹ La-tinh (lây từ bọ xít hút máu). Bệnh Chagas được nhà khoa học người Brazil Carlos Chagas phát hiện vào năm 1909.
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp.
Theo Viện Pasteur Paris, một số loài bọ xít hút máu (như Rhodnius, Triatoma, Panstrongylus) vốn bị nhiễm T.cruzi (do chích vào vật chủ đã nhiễm bệnh) khi hút máu người hay động vật sẽ thải ra phân có chứa T.cruzi. Nạn nhân gãi vào vết chích sẽ làm T.cruzi theo máu hoặc chất nhầy xâm nhập vào cơ thể. T.cruzi có thể “ngủ yên” từ 10-20 năm, sau đó sẽ gây một số vấn đề mãn tính về tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Ngoài vật trung gian, bệnh Chagas cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi hoặc qua truyền máu, ghép cơ quan nội tạng của người đã nhiễm T.cruzi.
Căn bệnh này là một mối họa cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực Trung-Nam Mỹ. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong số 360 triệu người sống ở những “điểm nóng” của bệnh Chagas, khoảng 90 triệu người có nguy cơ mắc bệnh và gần 10 triệu người đã nhiễm bệnh. Hằng năm có từ 30.000-50.000 người chết vì bệnh Chagas. Riêng ở châu Âu thì Tây Ban Nha, vốn có nhiều dân nhập cư Mỹ La-tinh, là nước có nhiều người nhiễm bệnh nhất với từ 2.000-3.000 ca mỗi năm. Hiện nay, ngoài biện pháp phun thuốc diệt côn trùng để diệt trừ vật trung gian gây bệnh, vẫn chưa có thuốc chủng ngừa và phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Bọ xít hút máu người ở Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam và một số biện pháp phòng chống
Như vậy, bọ xít có khả năng truyền bệnh và hút máu người đã xảy ra tên thế giới nhưng ít xuất hiện ở Việt Nam; trước thông tin về bọ xít hút máu người ở một số địa phương Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã triển khai các đoàn công tác điều tra về đặc điểm sinh học, vai trò truyền bệnh, dịch tễ học của loài côn trùng này để tham mưu cho Bộ Y tế có những kết luận chính xác.
Trước khi có văn bản của Bộ Y tế, một sô biện pháp phòng chống tại cộng đồng các vùng có bọ xít hút máu người, nên kiểm tra lại tất cả đồ đạc để truy tìm chúng vào ban đêm bằng phương pháp thủ công. Tắt hết điện, dùng đèn pin soi vào các khe hở bàn ghế, nan gường... phát hiện thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết nó.
Các nước trên thế giới họ diệt bằng cách phun hóa chất nồng độ cao, khuyến cáo chúng ta chưa nên dùng hóa chất vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và trong trường hợp này sử dụng biện pháp thủ công như trên là rất hiệu quả.
Theo một số nhà côn trùng học Việt Nam: Để diệt loại bọ xít hút máu người này, ngoài việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể dùng các hóa chất dùng trong y tế, như Permethrin 50EC, Fendona 10SC, ICON 10 WP (nhóm có nguồn gốc từ thực vật - pyrethroid), liều 30mg nguyên chất /m2 phun trong và xung quanh nhà giống như phun diệt muỗi.