Lươn - cá béo bổ dưỡng
Y học - Ngày đăng : 10:09, 22/09/2010
Lươn cũng giàu kẽm, phosphor, kali, B12, rất giàu sinh tố A và D (gần 1.000 IU, có cả D2 và D3) rất cần cho hệ xương, răng, sự phát triển của trẻ con, chống loãng xương và nhiều bệnh khác ở người lớn.
100 g thịt Lươn:
Nước (g) 68,26
Năng lượng (g) 184
Protein (g) 18,44
Chất béo (g) 11,66
Calcium (mg) 20
Sắt (mg) 0,50
Magnesium (mg) 20
Phosphor (mg) 216
Kali (mg) 272
Natri (mg) 51
Kẽm (mg) 1,6
Copper, Cu 0,023
Mangan (mg) 0,035
Selenium (mcg) 6,5
Vitamin C (mg) 1,8
Thiamin-B1 (mg) 0,150
Riboflavin-B2 (mg) 0,040
Niacin-PP (mg) 3,500
Pantothenic acid (mg) 0,240
Vitamin B6 (mg) 0,067
Folat-B9 (mcg) 15
Cholin 65
Vitamin B12 (mcg) 3
Vitamin A (IU) 3477
Vitamin E (mg) 4
Vitamin D (IU) 932
Acid béo bão hòa (g) 2,358
Acid béo đơn chưa bão hòa (g) 7,190
Acid béo đa chưa bão hòa (g) 0,947
Cholesterol (mg) 126
Trên mình Lươn, Cá luôn có chất nhớt do các tuyến trên da của chúng tiết ra để làm trơn giúp chúng dễ di chuyển trong nước, nhất là trong bùn lầy. Thành phần chính của chất nhớt ấy là mucin. Mucin là một protein dễ tan trong nước khi kho nấu và nó rất ngon ngọt, bổ dưỡng. Mùi tanh của Lươn, Cá một phần do những chất bẩn trong sình lầy (chứa nhiều vi sinh vật), chúng sẽ lên men chất nhớt đã tiết ra lâu ngày gây mùi tanh. Nhưng chất nhớt mới tiết ra, trên mình Lươn thì không tanh mà bổ dưỡng. Máu Lươn cũng là chất bổ dưỡng và không tanh. Tuy vậy, dù có chà rửa sạch hết nhớt cách nào thì Cá, Lươn cũng vẫn còn một ít mùi tanh. Do vậy, kỹ thuật nấu nướng Lươn, Cá là cho thêm gia vị thích hợp, nhất là tiêu, nghệ vào món ăn chứ không phải là chà rửa cho thật hết nhớt.
Cách làm Lươn đúng nhất như sau: chọn mua Lươn còn sống, to con và vàng bụng, rửa Lươn vài ba nước bằng cách dùng tay không vuốt rửa con Lươn nhiều lần, không cần dùng tro, muối hay miếng vải. Xong cho Lươn vào nồi đổ ngập nước, đậy vung lại để luộc (sôi 5 phút Lươn sẽ chín và nứt thịt). Vớt Lươn ra, tách bụng để gỡ bỏ ruột là một dây trắng từ cổ tới bụng dưới của Lươn (để lại dây trứng và dây huyết, ăn được). Rồi một tay cầm đầu Lươn, dùng đầu ngón tay cái của bàn tay kia tuốt (dũi) dọc theo hai rãnh hông của xương Lươn để lấy thịt lươn riêng ra (máu Lươn đông thành sợi vẫn để chung với thịt).
Giã nghệ, tiêu, ớt, muối… để ướp thịt Lươn ấy cho thấm rồi dùng chảo với vài muỗng dầu mỡ, phi hành, tỏi để um cho thịt Lươn chín và thơm ngon. Thịt Lươn um này có thể dùng để cho vào nồi cháo, canh, hay để xào với bún tàu, miến, nấm mèo hoặc xào lăn với các rau gia vị như rau om; hoặc dùng làm những món ăn với bún, mì… Nước luộc dùng để nấu cháo, nấu canh.
Phần xương sau khi đã lấy hết thịt, bẻ khúc độ 7 cm, ướp gia vị thích hợp (nước mắm, tiêu, tỏi, ớt, nghệ…), dùng vài muỗng canh dầu mỡ, phi hành tỏi rồi cho xương Lươn vào trộn đều, lửa nhỏ, nhanh trong vài phút, xương sẽ giòn như bánh tráng nướng và thơm ngon mà có thể ăn làm thuốc chống loãng xương, trị đau lưng, nhức mỏi (bỏ xương Lươn là rất phí!).