Có phải hút Shisha chỉ để thơm miệng?

Y học - Ngày đăng : 09:12, 19/04/2017

KHPTO - Shisha hay hookak còn gọi là thuốc lào Ả Rập, được nghĩ ra bởimột bác sĩ người Ba Tư ( Iran) Hakim Abu’l-Fat -Gīlānī (1506-1605) tại Ấn Độ.Thành phần thuốc trong shisha bao gồm thảo mộc, hương liệu, một số chất kích thích có khả năng gây nghiện được thêm vào để tăng cảm giác. Sử dụng bằng

 Năm 1990, Shisha bắt đầu lan rộng nhiều nước trên thế giới, du nhập vào Việt Nam khoảng vài năm này, và đang trở thành mốt ăn chơi trong giới trẻ, phổ biến từ quán bar cho đến các quán café. Nhiều bạn trẻ nghĩ, hút shisha chỉ để thơm miệng, không hại, không gây nghiện, thực chất sản phẩm này rất nguy hiểm.

Shisha bao gồm các thành phần

Chén, đầu shisha đóng vai trò bình chứa, thường được làm từ đất sét hoặc cẩm thạch, có tác dụng giữ than và thuốc lá trong quá trình hút. Màn gió, màn gió shisha là một tấm phủ đặt lên trên phần chén, có dạng lỗ khí. Vòi, là một ống dẻo dài cho phép hút khói từ xa, làm cho nguội trước khi hít vào. Thân và miếng đệm, thân shisha là một cái ống rỗng. Chén được gắn ở phía trên ống, nơi thân gắn với bình nước được hàn kín bằng một miếng đệm. Van làm sạch và bình nước.

Hoạt động

Thuốc(thuốc lá, chất tạo ngọt, thảo dược, hương vị, trái cây, mật ong) được đặt trong chén phủ giấy thiếc hoặc màng kim loại, với than hồng phía trên. Nước đổ đầy bình phía dưới. Khi hút, khí được đẩy qua cục than và vào trong chén đựng thuốc, khí nóng do than làm bốc hơi thuốc truyền xuống bình nước và tràn lên phần trên của bình.

Tác hại của Shishsa

Không như các bạn trẻ nghĩ, hút shisha chỉ để thơm miệng, không hại, không gây nghiện, thực chất sản phẩm này rất nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu thấy rằng shisha có nhiều tác hại sau đây:

·Thể tích khói hít vào mỗi nhát shisha gấp 100 lần cho một lần hít thuốc lá, thời gian mỗi nhát hít và khoảng thời ngừng cho mỗi lần hít gấp đôi hút thuốc lá thông thường.

·Thành phần khói shisha chứa nhiều chất gây ung thư, CO, kim loại nặng, hắc ín

·Thải ra lượng CO gấp 8.4 lần thuốc lá, nicotin gần gấp đôi, cho một lần hít

·Chứa nhiều thành phần độc hại như thuốc lá: formaldehyde, acetaldehyde, and acrolein,  210Po(ảnh hưởng như chất độc phóng xạ), nitrosamine, PAH

·Một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lên tâm thần kinh, bệnh lý tim mạch, đặc biệt bệnh mạch vành, và ung thư gấp 5 lần người không dùng

·Các bệnh truyền nhiễm liên quan đến việc chia sẽ chung một ống ngậm

·Có khả năng gây ung thư máu theo một báo cáo 2014

·Ung thư đường hầu họng, bàng quang

· Sanh trẻ nhẹ cân

·Có khả năng gây nghiện do hàm lượng nicotin hít vào cao, một số nơi để tăng độ mạnh cho shisha, họ có thể bỏ vào các chất kích thích như ma túy…

Lời khuyên cho các bạn trẻ với Shisha.

Các bạn trẻ nên nói không với shisha. Shisha không hề vô hại như các bạn nghĩ, thành phần thuốc phức tạp chưa được kiểm soát kĩ tại các quan bar và café, không đơn thuần là thảo dược và hương liệu, cũng có khả năng gây nghiện. Có chưa nhiều chất độc hại, với hàm lượng cao hơn thuốc lá gấp nhiều lần, có nguy cơ gây các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc tim mạch…