Cholesterol có hại cho sức khỏe?

Y học - Ngày đăng : 09:20, 20/12/2017

Từ trước đến nay, ngành y khoa vẫn cho rằng cholesterol có hại cho sức khỏe. Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã công bố ngược lại: cholesterol chỉ là một kẻ thù tưởng tượng...

Do vậy, chúng ta cần biết cholesterol là gì. Đó là một chất béo có nhiều trong trứng, bưởi, bơ, xốt mayonnaise và trong nhiều loại thực phẩm khác. Và để biết rõ hơn, cần phải xem xét cả hai khía cạnh của loại chất béo này trong việc tham gia vào cơ chế hoạt động của màng tế bào để sản xuất hormon và vitamin D có liên quan đến việc sản xuất mật, tham dự vào tiến trình tiêu hóa. 
Cholesterol được tạo ra bởi gan, và sau đó kết hợp với các lipoprotein trong máu. Điều bất ngờ là TS. Philippe Even cho cholesterol là an toàn trong khi đối với hầu hết các nhà tim mạch học, cholesterol có hại vì kích thích sự hình thành các mảng lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến các biến cố tim mạch.
Cholesterol tồn tại ở hai dạng: HDL (High Density Lipoprotein, tức lipoprotein mật độ cao) sẽ trở về lại gan để được tái chế và loại bỏ, do vậy được gọi là cholesterol tốt; và LDL (Low Density Lipoprotein, tức lipoprotein mật độ thấp) thì được vận chuyển từ gan đến các mô và được gọi là cholesterol xấu vì nếu dư thừa, nó sẽ tham gia vào sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch, có thể gây tai nạn tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim.
Thực sự thì các tai nạn về tim mạch có nguồn gốc phụ thuộc vào gen, nhưng do vì thường được gắn kết với cao huyết áp động mạch, hút thuốc, tiểu đường nên các nhà tim mạch học trước nay vẫn “quy tội” cho cholesterol là thủ phạm. 
Điển hình như GS. Danchin, trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện Georges Pompidou của Pháp: “Chính cholesterol và các loại chất béo bão hòa đã tạo ra các athérome (mảng xơ vữa động mạch). Không có cholesterol, sẽ không có athérome. Các yếu tố khác chỉ là tác nhân thứ yếu”.
Cùng quan điểm trên là GS. Eric Bruckert, chuyên gia nội tiết tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière tại Pháp: “Tất cả các dữ liệu, từ nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng, di truyền học và sinh lý học về mảng xơ vữa động mạch đều cho thấy sức mạnh của mối liên kết giữa cholesterol LDL và các bệnh tim mạch được xác lập rõ ràng”.
Thực sự, con người không thể sống mà không có cholesterol, vì đây là chất được chính cơ thể sinh ra. Trẻ sơ sinh hấp thu cholesterol từ sữa mẹ. Không chỉ vậy, cholesterol còn được bổ sung vào sữa bột cho trẻ.
Cholesterol cần thiết cho sự hoạt động hiệu quả của các hormon và tế bào, tạo nên cấu trúc của tế bào cơ thể và giúp gan tạo ra các acid cần thiết cho việc chuyển hóa chất béo.
Ngoài ra, cholesterol thấp cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyên nên giữ nồng độ cholesterol ở dưới mức 200 mg/dL, nhưng không sụt dưới 160 mg/dL, vì có thể dẫn tới những nguy cơ như ung thư, trầm cảm, lo âu. 
Một vài nghiên cứu còn cho thấy một số phụ nữ đang mang thai có nồng độ cholesterol thấp dễ sinh non. 

Cholesterol_co__hYi_2._496

Từ mấy năm nay, trên thế giới đã nổ ra nhiều cuộc scandal về sự thực của cholesterol. Điển hình như chuyên gia phổi bệnh học Philippe Even và nhất là TS. Michel de Lorgeril, bác sĩ tim mạch và chuyên gia nghiên cứu tại CNRS (Centre National de la Recherche Scientifique - Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia) của Pháp. Những vị này đã đòi hỏi phải trả lại sự công bằng cho cholesterol, vì tại sao một chất thiết yếu của cơ thể lại có thể là độc hại?

Thiện Hải (Theo Everyday Health)