Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, chuyên cung cấp các sản phẩm mật ong. Trong đó, sản phẩm chủ lực là mật ong với nhiều chủng loại để phục vụ khách hàng với thị hiếu đa dạng như mật ong ruồi, mật ong hoa sen, mật ong bạc hà, mật ong rừng sữa ong chúa, mật ong rừng sữa ong chúa U Minh, mật ong rừng tràm, mật ong rừng Tây Nguyên, mật ong rừng U Minh, mật ong hoa nhãn... Với những sản phẩm chủ lực uy tín trên thương trường, Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên hướng đến tham gia Chương trình OCOP.
Một doanh nghiệp có sản phẩm cũng được đánh giá cao về chất lượng, được xem là sản phẩm OCOP của xã Vĩnh Lộc A là sản phẩm mật ong của Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Phúc Lộc Thọ. Được thành lập từnăm 2009, đến nay Phúc Lộc Thọ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và xuất khẩu mật ong. Với quy trình sản xuất khép kín và được kiểm tra nghiêm ngặt trong sản xuất cùng với vùng nguyên liệu rộng khắp cả nước, từcác vùng rừng U Minh đến rừng Tây Nguyên, từ các vùng miền Bắc, Trung, Nam... Phúc Lộc Thọ cókhảnăng cung ứng cho thịtrường trong nước vàxuất khẩu 5.000 tấn mật ong mỗi năm. Sản phẩm mật ong Phúc Lộc Thọ có các đặc điểm nổi bật như: mỗi sản phẩm đều có tem đảm bảo chất lượng; để lâu không bị mất mùi, không bịsẫm màu và đặc biệt không bị lên men...
Hiện nay trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo trung ương. Đến nay, xã Vĩnh Lộc A đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn và đã được UBND thành phố ký quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 12/4/2021.
Nhằm hỗ trợ triển khai hiệu quả Chương trình OCOP, thành phố đã ban hành và triển khai chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, còn gọi là chính sách hỗ trợ lãi vay cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn phát triển sản phẩm OCOP. Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị được thành phố ban hành theo Nghị quyết số 10/2017/ NQ-HĐND ngày 7/12/2017, Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND ngày 23/3/2021, quy định: Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ dân có nhu cầu tham gia vay vốn từ tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản phẩm OCOP theo định hướng của thành phố sẽ được ngân sách thành phố hỗ trợ 60 - 100% lãi suất ngân hàng. Thời gian hỗ trợ lãi suất: tối đa 5 năm/phương án vay.
Sản phẩm mật ong của Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
Theo đánh giá của trung ương, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả đánh giá của các địa phương cho thấy: 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20 - 40%. Thực hiện Chương trình OCOP, từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của hợp tác xã và doanh nghiệp.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) chính là bước phát triển mới của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với mục đích phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Qua đó, các xã được định hướng xây dựng các mô hình sản xuất các sản phẩm hàng hóa, gắn với thị trường đầu ra bền vững nhằm tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Tuy là địa phương có xuất phát điểm thấp so với các xã còn lại của huyện Bình Chánh trong xây dựng nông thôn mới, nhưng với những nỗ lực và quyết tâm của chính quyền, cùng sự đồng lòng của nhân dân, xã Vĩnh Lộc A tin rằng xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới trong đó có Chương trình OCOP sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.